Bên bờ hạnh phúc

            Những năm gần nay, cây ca cao đã được bà con nông dân vùng ĐBSCL và Vĩnh Long trồng nhiều, mà chủ yếu là trồng xen trong vườn dừa, vườn cây ăn trái. Tuy kỹ thuật trồng cây ca cao khá đơn giản, nhưng trong quá trình canh tác loại cây này, nông dân cũng gặp phải một số khó khăn nhất định, nhất là việc chăm sóc và  phòng ngừa dịch bệnh. Do vậy để đảm bảo cho cây ca cao đạt năng suất và sản lượng cao, đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật chăm sóc tốt, đặc biệt là trong giai đoạn cây ra hoa và mang trái.

 

         Nếu như trước đây cây ca cao chỉ được trồng rải rác ở một vài nơi, thì nay được nhiều địa phương trồng xen trong vườn dừa, vườn cây ăn trái và đã mang lại năng suất, thu nhập khá cao nhà nông. Tuy kỹ thuật canh tác của nông dân đối với loại cây trồng này đã được nâng lên hơn trước. Song, qua thực tế canh tác bà con vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định trong việc chăm sóc và phòng ngừa dịch hại

         Cây ca cao không kén đất nên rất dễ trồng. Vì thế có thể trồng được trên nhiều loại đất, như đất sét pha thịt, đất thịt hoặc đất thịt pha cát. Ngoài ra cây cacao còn trồng xen được với một số cây trồng khác như  dừa và các loại cây ăn ăn trái… Tuy nhiên,  để cho cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao; bà con  cũng cần phải cung cấp thêm phân bón và một số dưỡng chất khác.

        Cũng như nhiều loại cây trồng khác, cây cacao cũng cần có 3 thành phần dưỡng chất cơ bản là đạm, lân và ka li. Tuy các chất này luôn tồn trữ trong đất với một hàm lượng nhất định, nhưng không thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của cây, nên bà con nông dân cần phải bón bổ sung, với tỷ lệ thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của chúng.

 

          Chú ý, việc cung cấp dinh dưỡng cho cây cacao cũng phải thận trọng. Sử dụng phân bón và các dưỡng chất phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây thì mới đạt được kết quả cao nhất. Ngược lại, nếu bón sai kỹ thuật sẽ không đem lại hiệu quả, mà đôi khi còn gây nên những bất lợi cho sự phát triển của cây.

        Song song với việc bón phân thì  việc cung cấp nước tưới cho  cây ca cao cũng là một yếu tố quan trọng để tạo cho phân bón nhanh ngấm vào đất, giúp cho cây dễ hấp thu để sinh trưởng và phát triển tốt . Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều, mà chỉ cần tưới vừa đủ để tạo độ ẩm cho đất; nhất là không để vườn bị ngập úng, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh trong đất phát sinh và phát triển, gây hại cho bộ rể của cây. Theo khuyến cáo, mỗi đợt tưới nước cần từ 50 đến 100 lít/ gốc.       

          Do cây ca cao phát triển khá nhiều cành lá và thường được trồng xen với các loại cây trồng khác,  nên cần phải thường xuyên tỉa bớt cành cho chúng, để vừa tạo tán cho cây, vừa loại loại bỏ những cành vô hiệu, và cành bị sâu bệnh. Đồng thời còn tạo cho vườn cây thông thoáng, góp phần hạn chế sự phát sinh và gây hại của các đối tượng sâu bệnh. Việc tỉa cành tạo tán  cho cây cacao yêu cầu phải đảm bảo các cành phân bổ đều các phía, không có cành cao quá hay thấp quá. Không để cây còn cành lá quá dày, cũng không tỉa bỏ hết cành, sẽ làm cho cây ra hoa ít, năng suất thấp.

        Có rất nhiều đối tượng dịch hại trên cây ca cao, như sâu ăn lá, bọ xít muỗi , rệp sáp, rệp vải xanh, bệnh thối trái, thối cành, thối rễ, bệnh vi rút gây xoắn lá … Đối với nhóm sâu hại cần quan tâm nhất là sâu ăn lá và rệp sáp. Bởi 2 đối tượng này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi non, lá non, làm cho vườn cây bị xơ xác lá. Sau đó còn gây hại cả hoa và trái  non, làm cho chùm hoa không phát triển, trái phát triển không bình thường, vỏ trái bị  hư . Vì vậy cần phải thăm vườn thường xuyên để  phát hiện kịp thời  và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. 

 

          Bên cạnh các loại sâu hại, hiện nay trên cây ca cao cũng thường có một số bệnh hại tấn công, như bệnh thối trái, thối cành và thối rể do nấm gây nên. Các dịch bệnh này khi gây hại trên cây cacao sẽ làm cho cây sinh trưởng kém. Nếu cây bị nhiễm bệnh nặng sẽ cho năng suất thấp hoặc làm chết cây. Những bệnh hại này lây lan rất nhanh, nên bà con nông dân cần phải phòng trị kịp thời, khi chúng vừa mới  xuất hiện.

           Để cây ca cao phát triển khỏe, hạn chế bị các loại sâu bệnh hại tấn công, các nhà chuyên môn khuyến cáo bà con nông dân cần xử lý đất đai thật kỹ trước khi trồng. Không nên trồng với mật độ quá dày. Bón phân phải cân đối, nhưng chú ý bón nhiều kali để làm tăng khả năng đề kháng của rể cây đối với bệnh. Dùng phân hữu cơ kết hợp với nấm đối kháng Tricoderma  bón cho vườn cây để tăng cường hoạt động của các vi sinh vật trong đất, làm cho đất tơi xốp, sẽ góp phần hạn chế bệnh hữu hiệu hơn . Điều cần lưu ý nữa là, nên trồng nhiều loại giống khác nhau trong một vườn để cây dễ thụ phấn, và nâng cao năng suất  trái  của cây cacao.

          Nói chung để trồng cây ca cao đạt hiệu quả, nông dân nên áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó phải sử dụng giống có chất lượng tốt; áp dụng biện pháp phòng ngừa, xử  lý sâu bệnh hại kịp thời ; chú ý đến việc chăm sóc, bón phân đầy đủ các chất đa, trung và vi lượng để cây có đủ dưỡng chất mà sinh trưởng tốt. Bên cạnh, bà con cũng cần thay đổi dần tập quán sản xuất cũ, thay vào đó bằng những biện pháp kỹ thuật mới, tiến bộ. Và trong sản xuất phải có sự đầu tư đúng mức… Thực hiện tốt các yêu cầu đó, chắc rằng cây ca cao sẽ phát triển tốt, chống chịu mạnh hơn với các đối tượng sâu bệnh,  đạt năng suất tối đa; giúp bà con nông dân nâng cao được hiệu quả sản xuất. 

           Quốc Chiến 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *