Bên bờ hạnh phúc

         Trong canh tác lúa, ngoài sản phẩm chính là hạt, sau mỗi vụ thu hoạch còn để lại cho đồng ruộng một sản lượng rơm rạ rất lớn. Và từ rơm, bà con nông dân đã tận dụng để làm ra nhiều sản phẩm nông nghiệp khác, cải thiện thu nhập cho gia đình. Trồng nấm rơm và nuôi bò là 2 cách sử dụng rơm rạ phổ biến nhất ở Vĩnh Long hiện nay.      

   

          Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa khâu thu hoạch nên việc canh tác lúa của bà con nông dân đượ thuận lợi hơn. Tuy vậy, đối với những nông hộ có nhu cầu sử dụng rơm thì việc làm này đang gây ra khá nhiều khó khăn. Một mặt là sản lượng rơm bị sụt giảm, mặt khác khâu thu gom phải tốn nhiều công sức hơn.         

          Khó khăn là vậy, nhưng mỗi khi thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân là ông Nguyễn Văn Màu lại tiến hành dự trữ rơm. Do chỉ có hơn 02 công đất ruộng nên ông chọn nghề nuôi bò là nguồn thu nhập chính cho gia đình. Tuy đã dành hết phần đất ruộng để trồng cỏ, nhưng chừng ấy cũng không đủ nguồn thức ăn cho 03 con bò giống. Vì thế rơm là thức ăn bổ sung rất quan trọng.

 

         Những năm qua, nghề nuôi bò cũng gặp nhiều khó khăn do sự biến động của giá cả thị trường. Đã có nhiều năm kinh nghiệm nên ông quyết định chọn hướng nuôi bò giống để hạn chế bị phụ thuộc vào thị trường. Bên cạnh đó thì nguồn thức ăn cũng là một yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo hiệu quả trong nghề nuôi bò. Bởi, nếu không có kế hoạch tạo nguồn thức ăn ổn định trong năm thì sẽ ảnh hưởng đến sức phát triển của đàn bò. Giải pháp cho vấn đề này là cần phải có cây rơm dự trữ để bổ sung kịp thời nguồn thức ăn trong những lức khan hiếm nguồn cỏ tươi.

          Có thể nói, nhờ nghề chăn nuôi bò mà nhiều nông hộ ở Vĩnh Long đã cải thiện đáng kể thu nhập cho gia đình. Đặc biệt là giá bò thịt đang tăng khá cao nên lợi nhuận từ nuôi bò cũng rất hấp dẫn. Mỗi con bò giống khoảng 01 năm tuổi hiện có giá dao động từ 10 đến 15 triệu đồng tùy vào giống và hình thể.

          Chính vì vậy mà nhiều nơi, bà con nông dân còn có kế hoạch sử dụng các dụng cụ thu hoạch lúa sao cho thu được rơm nhiều nhất, thay vì sử dụng máy gặt đập liên hợp.

         Bên cạnh nghề nuôi bò thì việc tận dụng rơm để làm nấm cũng là nghề đang mang lại thu nhập khá cao cho nhiều bà con nông dân. Theo thống kê của ngành nông nghiệp Vĩnh Long thì trong năm 2011 có trên 13.000 ha rơm được nông dân trong tỉnh tận dụng để làm nấm.

 

          Vụ Đông Xuân là thời điểm chính để dự trữ rơm làm nguyên liệu cho cả năm. Bởi, ngoài có điều kiện khổ ráo dễ bảo quản thì rơm lúa Đông Xuân ít có mầm bệnh, rất thích hợp để làm nguồn rơm áo. Tuy việc thu gom rơm làm nấm cũng đang gặp nhiều khó khăn, nhưng do giá nấm luôn ổn định ở mức cao nên nghề làm nấm vẫn thu hút được nhiều bà con nông dân tham gia.

          Không chỉ mang lại nguồn lợi về kinh tế, việc tậm dụng nguồn rơm rạ để làm nấm hoặc nuôi bò còn tạo ra nguồn phân hữu cơ phục vụ cho lĩnh vực trồng hoa màu, vườn cây ăn trái.

          Có thể nói, việc tận dụng nguồn rơm rạ để nuôi bò hay làm nấm rơm mang lại những lợi ích hết sức thiết thực cho bà con nông dân. Không chỉ góp phần cải thiện thu nhập, nếu khai thác tốt những việc làm này còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, làm thoái hóa đất từ những việc xử lý rơm rạ không khoa học.

         Tuy nhiên qua đây cũng thấy rằng, việc tận dụng rơm rạ hiện nay hầu như chỉ dừng lại ở những giải pháp mang tính truyền thống. Trong khi đó thì những biện pháp nhằm tăng giá trị sử dụng rơm như ủ rơm với urê để cải thiện giá trị dinh dưỡng, hay sản xuất nấm rơm với công nghệ cao vấn chưa được nhiều nông dân Vĩnh Long tiếp cận. Đây là những việc làm rất cần thiết để khai thác tốt nguồn rơm rất dồi dào từ những địa phương chuyên canh 03 vụ lúa như Vĩnh Long.

        Trung Hiếu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *