Bên bờ hạnh phúc

Từ ngày 08/ 5, Thông tư số 14 của Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND có hiệu lực. 4 khoản vay được hưởng lãi suất 15%/ năm, gồm: nông nghiệp, nông thôn; sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Cơ chế lãi suất này được xem như liều thuốc chưa muộn nhằm cải thiện sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung vốn tăng trưởng chậm trong thời gian qua.

Còn nhớ, để ứng phó với mức lạm phát cao, năm trước Chính phủ đã có các giải pháp thắt chặt tiền tệ để giảm cầu. Biện pháp này đã mang lại hiệu quả khi mà tăng trưởng tín dụng trong năm 1011 giảm còn dưới 11% năm 2011. Trong khi trước đó, năm 2010 tăng trưởng tín dụng lên đến 28%.

Trong năm 2012 này, mục tiêu kiềm chế lạm phát được đề ra ngay trong những tháng đầu năm. Kết quả cho thấy nền kinh tế có hiệu ứng tích cực khi lạm phát giảm rõ rệt và kinh tế vĩ mô ổn định. Tuy nhiên, sản xuất trong nước có dấu hiệu đình đốn do sức mua của các tầng lớp nhân dân rất thấp.

 

 

Họp báo Chính phủ thường kỳ hôm 4/5, Ngân hàng Nhà nước khẳng định: các quy định hành chính như trần lãi suất huy động, lãi suất cho vay là những biện pháp có tính chất tạm thời. Bỡi lẽ, trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn, hạ thấp lãi suất cho vay cũng chính là tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy bức tranh u ám của cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó mấu chốt vẫn là lãi suất quá cao. Cụ thể, có khoảng 50% doanh nghiệp đang vay vốn với mức lãi suất trên 18%, trong khi mức có thể chịu đựng được là 15%. Ngoài ra, một rủi ro lớn nhất mà doanh nghiệp phải chịu đựng là sự bất ổn về lãi suất. Các dự án sử dụng từ vốn vay trung dài hạn đã bị điều chỉnh lãi suất lên gấp hơn 2 lần so với trước khiến chi phí của doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến làm cho nhiều doanh nghiệp khó khăn về tài chính. 

Do vậy, Thông tư số 14 của Ngân hàng nhà nướcquy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng tiền đồng giảm còn 15%/ năm là bước đi tích cực.Các đối tượng doanh nghiệp được hưởng mức lãi suất này là: doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất gia công chế biến nông lâm thủy hải sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng.

 

                                       4 KHOẢN VAY NGẮN HẠN ĐƯỢC HƯỞNG  LÃI SUẤT 15%/ NĂM

  • Phục vụ nông nghiệp, nông thôn. (Nghị định số 41 ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.)
  • Vay vốn thực hiện phương án, dự án sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu. (Quy định của Luật Thương mại.)
  • Nhu cầu vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa. (Nghị định số 56 ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.)
  • Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. (Quyết định số 12/2011 ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.)

Về phía ngân hàng, thông tư 14 cũng sẽ góp phần cải thiện tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng. Như tại chi nhánh ngân hàng Vietinbank Vĩnh Long, 4 tháng đầu năm nay dư nợ chỉ tăng trưởng 4%. 80% trong số này là các khoản vay ngắn hạn. Điều này cho thấy các hoạt động vày vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hiện nay chủ yếu là vốn lưu động để duy trì sản xuất.

Tuy nhiên, để được vay vốn ngắn hạn lãi suất 15%/ năm, các khách hàng phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Quan trọng hơn là được tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp vay vốn đánh giá là doanh nghiệp có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. 

Thông tư 14 xem là sự giải cứu cần thiết đối với doanh nghiệp, nhất là đối với các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp nông thôn. Như tại doanh nghiệp này, lợi nhuận trong năm qua đã giảm 50%. Nếu như nhiều năm trước, công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 40%/ năm thì năm nay là năm đầu tiên Công ty chỉ đặt ra mục tiêu bằng so với năm trước. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có quá nhiều bất lợi mà một trong những nguyên nhân chính là từ lãi suất ngân hàng. 

Thông tư 14 lần này tiếp tục xác định cho vay nông nghiệp – nông thôn và sản xuất hàng xuất khẩu là lĩnh vực được khuyến khích. Điều này nhằm cải thiện sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vốn trì trệ từ đầu năm đến nay. Như tại một chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, tuy có đến 82% dư nợ là từ nông nghiệp, nông thôn nhưng hiện số dư huy động tiền gửi cao hơn 52% so với tổng vốn cho vay.  

       

Ông Huỳnh Văn Sáu là một trong những hộ đầu tiên được vay vốn ngắn hạn tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Tân khi lãi suất chỉ còn 15%/ năm. Được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng 200 triệu đồng, trước đây khi lãi suất còn cao ông chỉ dám nhận nợ 50 triệu đồng. Nay lãi suất giảm nên ông quyết định vay hết hạn mức để canh tác hơn 2 ha khoai lang.         

Không riêng gì ông Huỳnh Văn Sáu mà nhiều hộ nông dân khác đều bắt đầu tính đến chuyện vay mới để sản xuất cho vụ hè thu này. Như vậy, trong những tháng tới đây, vốn đầu tư cho nông nghiệp – nông thôn chắc chắn sẽ có sự tăng trưởng. Thực tế cho thấy đến cuối tháng 4, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long so với đầu năm là 5%. Trong đó, chủ yếu vẫn tập trung trên lĩnh vực cho vay thu mua tạm trữ lương thực và cho vay sản xuất nông nghiệp.

Song song với việc giảm lãi suất vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp, trong tháng 4, NHNN đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các doanh nghiệp, chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vay vốn, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu, tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ.

Quốc Dũng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *