Ngày 30/7, UNESCO đã công bố danh sách 35 di sản tư liệu được đưa vào Chương trình Ký ức thế giới. Việt Nam đã vinh dự có một đại diện trong số đó: Di sản Mộc bản triều Nguyễn.

Trong lễ công bố, ông Koichiro Matsuura, Tổng giám đốc UNESCO cho biết: Tổng cộng có 35 di sản tư liệu được đưa vào danh sách bảo tồn cho thế hệ tương lai. UNESCO đã bầu chọn các di sản trên sau một cuộc họp kéo dài 3 ngày của các chuyên gia quốc tế gia quốc tế.

Mộc bản triều Nguyễn

Cùng với Mộc bản triều Nguyễn của Việt Nam, các gương mặt mới này gồm có một số đại diện tiêu biểu. Đó là: – Tài liệu về nô lệ ở vùng Caribbean thuộc Anh trong giai đoạn 1817-1834: Tài liệu này được soạn thảo để kiểm soát tình trạng buôn lậu nô lệ tới vùng Caribbean sau khi Anh hủy bỏ hoạt động buôn bán nô lệ châu Phi tới khu vực này vào năm 1807.

– Các tác phẩm nghệ thuật của Norman McLaren (Canada): Norman McLaren là một trong số những nghệ sĩ có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử phim hoạt hình. Số tài liệu gồm 82 phim và 52 phim thử nghiệm được làm từ năm 1933 – 1985.

– Các cuốn phim âm bản gốc của Noticiero ICAIC Lationamericano, Cuba: Đây là các đoạn bản tin bằng phim được sản xuất hàng tuần từ năm 1960 – 1990, trong đó mô tả các cuộc chiến giành độc lập ở nhiều nước châu Phi thuộc địa và nhiều sự kiện khác.

– Sách rửa tội cho nô lệ của CH Dominica: Cuốn sách cung cấp nguồn thông tin quý giá về tình trạng nô lệ ở châu Mỹ, đặc biệt là tại Cộng hòa Dominica.

– …

– Đặc biệt, trong các di sản được đưa vào Ký ức thế giới năm nay còn có tài liệu Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng. Các tài liệu gồm ảnh hơn 5.000 tù nhân, những lời khai, hồ sơ…, trong đó vạch rõ tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ. Nhà tù Tuol Sleng, còn được gọi là Trung tâm S-21, vốn là một trường học cấp II, đã được Khmer Đỏ sử dụng làm nơi giam giữ, tra tấn hơn 15.000 tù nhân, hầu hết những người bị giam giữ tại nhà tù này đều đã bị giết hoặc chết vì kiệt sức do bị tra tấn dã man.

Ngoài ra, danh sách các di sản còn có Magna Carta, văn bản luật của nước Anh có từ năm 1215 được xem là có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của sự tự do, luật pháp và dân chủ trên toàn cầu. Bên cạnh đó là tập nhật ký của Anne Frank, cô gái Do thái người Hà Lan bị giết hại trong trại tập trung Đức quốc xã. Được bổ sung năm nay còn có các tài liệu hoàng gia Thái Lan và Madagasca. Tài liệu khủng bố từ Paraguay, trong đó ghi lại hoạt động đàn áp của cảnh sát trong suốt 35 năm chế độ độc tài trước khi bị chấm dứt vào năm 1989. Tài liệu của tổ chức Liên minh các quốc gia, cơ quan tiền thân của Liên Hợp Quốc và nhiều tài liệu giá trị khác.

Chương trình Ký ức thế giới bắt đầu từ năm 1997. Ký ức thế giới (Memory of the World) của UNESCO ra đời từ năm 1994 và tính tới nay đã có 193 di sản được ghi nhận. Mục đích của chương trình là để bảo tồn và giới thiệu các di sản tư liệu độc đáo, giá trị và đang bị đe dọa.

Theo TT&VH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *