Bên bờ hạnh phúc

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng đã đến lúc kinh tế Việt Nam cần có những thay đổi cơ bản phù hợp với yêu cầu phát triển mới và đón nhận thêm những cơ hội mà hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng mang lại.

Dây chuyền chế biến thủy sản xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Phát biểu tại hội thảo khao học “Kinh tế Việt Nam đến năm 2025: cơ hội và thách thức” diễn ra sáng 10/10 tại Hà Nội để các nhà khoa học, quản lý và đại diện doanh nghiệp cùng trao đổi để đóng góp cho Chính phủ những giải pháp hữu hiệu nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh những kết quả đạt được của nền kinh tế trong thời gian qua là rất đáng khích lệ.

Trong giai đoạn 2014-2020, Việt Nam tiếp tục thức hiện mục tiêu tổng quát của nền kinh tế Việt Nam là duy trì và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy mạnh mẽ tốc độ tăng trưởng kinh tế tạo đà cho phát triển vững nền kinh tế trong dài hạn.

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế thế giới trong thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức… Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam tiếp tục giữ vững mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng ở mức độ hợp lý, phù hợp với tình hình cụ thể ở trong nước và thế giới. Từ đó, tạo sự chủ động tiến tới ổn định vững chắc vào năm 2020.

Tại hội thảo, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Thành thuộc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) đã đưa ra hai kịch bản dự báo kinh tế Việt Nam trong năm năm tới. Theo kịch bản thứ nhất với mô hình tăng trưởng được chuyển đổi chậm, không liên tục; không tận dụng tốt cơ hội từ hội nhập quốc tế; quản trị Nhà nước chưa được cải thiện đáng kể. Việt Nam sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 6,5%; lạm phát 6,7%; tốc độ tăng đầu tư cho sản xuất (vốn đầu tư/GDP) 13,14%.

Theo kịch bản thứ hai, chuyển đổi mô hình tăng trưởng được thực hiện liên tục theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa và lợi thế so sánh của nền kinh tế; tận dụng được lợi thể từ các hiệp định FTA song phương và đa phương; quản trị Nhà nước có nhiều tiến bộ. Việt Nam sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 7,1%; lạm phát 7,21%; tốc độ tăng đầu tư cho sản xuất (vốn đầu tư/GDP) 15,3%.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc xây dựng kế hoạch năm năm tới có ý nghĩa quan trọng. Để thực hiện những mục tiêu trên, Thứ trưởng cũng đã nhấn mạnh đến các nhóm giải pháp lớn như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; nâng cao chất lượng và hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế. Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; tiếp tục phát triển đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại ngành sản xuất, dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu tăng trưởng; thúc đẩy lại cơ cấu doanh nghiệp, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm trên trường quốc tế.

Một trong những giải pháp đã được tiến sỹ Nguyễn Thị Cẩm Vân, Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh đến là tầm quan trọng của việc nâng tỷ trọng vốn công nghiệp và đặc biệt là tỷ trọng lao động công nghiệp đối với tăng trưởng sản lượng của các ngành phi nông nghiệp và của nền kinh tế.

Đổi mới mô hình tăng trưởng, thực sự coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu và thực hiện các cơ chế chính sách nuôi dưỡng, trọng dụng nhân tài và lao động trình độ cao; phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn dựa vào các hướng công nghệ ưu tiên và ứng dụng công nghệ cao… cũng là những giải pháp được tiến sỹ Nguyễn Bá Ngọc, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và xã hội đưa ra tại hội thảo./.

Nguồn: Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *