Bên bờ hạnh phúc

Phải qua ba vòng xét tuyển

Chương trình học do Thành ủy kết hợp với trường Chính trị thành phố Đà Nẵng biên soạn, bao gồm 80 học phần kết hợp giữa lý luận và thực tiễn công việc quản lý của cán bộ xã phường. 

Bà Phan Thị Mỹ Nhung, Chủ nhiệm lớp Đề án 89 khóa II cho biết, học viên được tuyển chọn chủ yếu ở Quảng Nam và Đà Nẵng và ở một số tỉnh, thành miền Trung khác; có độ tuổi dưới 35; tốt nghiệp ĐH công lập hệ chính quy, xếp loại từ trung bình khá trở lên; đáp ứng yêu cầu về ngoại hình và nhất là về phẩm chất chính trị.

Một tiết học của lớp đào tạo cán bộ trẻ khóa II vói 55 học viên,

Khóa II có 55 học viên được chọn lọc từ hơn 150 hồ sơ. Trước đó, năm 2009, 500 hồ sơ gửi đến “sàng lọc” để chọn ra 100 học viên khóa I. Anh Bùi Trung Điệp, học viên khóa II cho biết. để được chọn vào lớp này cũng rất gian nan, học viên phải qua ba vòng tuyển chọn: xét hồ sơ, thi và phỏng vấn.

Sau 10 tháng vừa nghe giảng trên lớp, nghiên cứu tài liệu, thảo luận ở nhóm và đi thực tế tại xã phường, các học viên nắm bắt được những điểm cốt lõi về quản lý đô thị, hành chính công và nhiều kỹ năng cơ bản như: xử lý tình huống, tin học, ngoại ngữ, lễ tân ngoại giao, ứng xử văn hóa…

"Cái hay của khóa học này là chương trình học gần gũi với thực tế và được tinh giản, thiết thực với nhiều học phần liên quan đến các hoạt động thường ngày của cán bộ xã, phường”, bà Mỹ Nhung nhận xét.

Nhiều ưu đãi sau khóa học

95 học viên lớp Đề án 89 khóa I vừa tốt nghiệp, được trao bằng trung cấp chính trị – hành chính vào ngày 15/1 vừa qua. Đặc biệt 5 học viên tốt nghiệp thủ khoa được xét tuyển vào biên chế, hưởng tiền lương ưu đãi 2,5 triệu đồng một tháng. 81 học viên khác được lựa chọn vị trí công tác, 23 học viên ưu tú được xét kết nạp Đảng.

Điểm đặc biệt của Đề án 89 là đào tạo những người chưa từng làm cán bộ, lãnh đạo ngay sau bậc ĐH. Phương thức này khác với cách đào tạo cán bộ truyền thống là chỉ những người đang hoặc chuẩn bị làm cán bộ, lãnh đạo mới được cử đi học để chuẩn hóa bằng cấp.

Ngoài tiền học bổng 1 triệu đồng mỗi tháng cho 10 học viên xuất sắc nhất, các học viên rèn luyện tốt được xét kết nạp Đảng. Sau 10 tháng “dùi mài kinh sử”, 5% học viên có số điểm cao nhất được bầu vào các chức vụ chủ chốt ở tuyến xã phường như: Phó bí thư, Phó chủ tịch… Số còn lại được lựa chọn các phường, xã ở địa bàn Đà Nẵng để công tác với nhiều chính sách ưu đãi. Ngoài việc được tuyển vào biên chế, học viên còn hưởng ưu đãi về tiền lương (được ngân sách thành phố hỗ trợ để được hưởng mức lương hai triệu đồng/tháng).

Do đó, theo ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng ban tổ chức Thành ủy thành phố Đà Nẵng, người khai sinh ra ý tưởng mở lớp đào tạo cán bộ nguồn, cách thức đào tạo này sẽ tạo động lực phấn đấu cho các học viên. “Đào tạo cán bộ tuyến xã phường bài bản sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ cơ sở chuyên nghiệp với tâm huyết, nhiệt tình phục vụ nhân dân”, ông Tiếng khẳng định.

Theo Đất Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *