Bên bờ hạnh phúc

Sau khi tái đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, đương kim Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa đã cam kết sẽ hòa giải với cộng đồng thiểu số Tamil, LTTE trong nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa đã cam kết sẽ hòa giải với cộng đồng thiểu số Tamil, LTTE trong nhiệm kỳ thứ hai của mình

Ông Rajapaksa giành được 57,8% số phiếu bầu, vượt đối thủ chính là ứng cử viên Sarath Fonseka trong cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên kể từ khi lực lượng Những con hổ giải phóng Tamin, LTTE bị đánh bại, chấm dứt gần ba thập niên nội chiến ở Sri Lanka.

Tổng thống Rajapaksa tuyên bố, "chiến thắng vang dội" của ông chứng tỏ, người dân ủng hộ các biện pháp mà chính phủ đã áp dụng nhằm đập tan LTTE và chấm dứt chiến tranh.

Ông Rajapaksa cũng thừa nhận những thử thách gay go thời hậu chiến ở miền Bắc và Đông Sri Lanka, song cho biết không có ý định đưa ra bất cứ nhượng bộ nào trước các yêu cầu của cộng đồng thiểu số người Tamil về quyền tự chủ lớn hơn tại các khu vực này.

Tuyên bố của Văn phòng Tổng thống nhấn mạnh: "Nhân dân Sri Lanka ủng hộ chấm dứt sự chia rẽ, chấm dứt chủ nghĩa khủng bố và khởi đầu lại một nền hòa bình và thịnh vượng và Tổng thống muốn hướng tới một chương trình hòa giải toàn diện".

Báo chí Sri Lanka cũng kêu gọi ông Rajapaksa trong nhiệm kỳ thứ hai của mình thúc đẩy hòa giải giữa người Xinhalê, chiếm đa số và người Tamil, chiếm thiểu số. Hàng chục ngàn người Tamil hiện vẫn phải sống trong các trại tị nạn.

Đại sứ quán Mỹ ở Sri Lanka đã ra thông cáo chúc mừng nước này tổ chức cuộc bầu cử với tỷ lệ cử tri đi bầu ở mức cao. Ấn Độ cũng cam kết tăng cường hợp tác với Chính phủ Sri Lanka trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Rajapaksa.

Trong khi đó, các đảng đối lập tuyên bố không công nhận kết quả bầu cử và sẽ kiện lên tòa án. Bản thân ông Fonseka cáo buộc tổng thống sử dụng các phương tiện truyền thông để tấn công ông, sử dụng công quỹ vào chiến dịch tranh cử và ngăn cản người tị nạn Tamil đi bỏ phiếu.

Các chuyên gia cảnh báo, cuộc bầu cử vừa qua cho thấy sự chia rẽ sắc tộc, từng là nguyên nhân làm nảy sinh nội chiến tại quốc gia này, giờ đây lại có nguy cơ tăng lên đến đỉnh điểm khi nhiều người thiểu số bầu cho phe đối lập hoặc không tham gia bỏ phiếu.

Thanh Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *