Bên bờ hạnh phúc

a
Nghi phạm khủng bố Umar Farouk Abdulmutallab trong vụ tấn công hụt mùa Giáng sinh. (Ảnh AP)

Tại Afghanistan và Pakistan, lực lượng al-Qaeda và đồng minh Taliban thường xuyên gây nên tình trạng bất ổn và đe dọa kho vũ khí hạt nhân của chính quyền Islamabad. Sự bất lực của Mỹ và đồng minh trong việc tìm ra nơi trú ẩn của trùm khủng bố Osama bin Laden và “phó tướng” Ayman al-Zawahiri, chứ chưa nói đến việc bắt giữ họ, càng làm cho người dân phương Tây càng có thêm cảm giác dễ bị tấn công.

Từ mọi nơi trên thế giới như châu Âu, Indonesia, châu Phi, thông qua mạng Internet và mạng lưới ngầm, al-Qaeda có thể phái một nhóm chân rết nào đó tự thực hiện các cuộc tấn công khủng bố và gây nên tâm trạng hoang mang từ Afghanistan, Pakistan, đến Yemen và Trung Đông, tới vùng Sừng châu Phi và Bắc Phi…

Một cựu nhân viên CIA từng đảm nhận nhiệm vụ truy lùng Bin Laden cho rằng lực lượng al-Qaeda ngày nay có thể là mối đe dọa an ninh lớn hơn bao giờ hết. Cũng theo ông, trung tâm của al-Qaeda hiện nằm đâu đó ở Afghanistan và Pakistan, nhưng mạng lưới này có những chi nhánh lớn với tổ chức hoàn thiện ở Yemen, Iraq, khu vực Bắc Phi và cả một nhánh mới phát triển ở Somalie.

Vụ khủng bố máy bay bất thành mới đây tuy không gây tổn hại lớn nhưng vẫn mang tính tuyên truyền mạnh mẽ đối với al-Qaeda và làm cho danh tiếng của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA bị ảnh hưởng nặng nề. Hệ thống an ninh của Mỹ đã thật sự có lổ hổng khi để lọt một phần tử nằm trong danh sách khủng bố lên máy bay cùng với khối chất nổ giấu trong người. Thậm chí, những kẻ cầm đầu nhóm khủng bố tại Yemen còn lên giọng khoe khoang trên Internet rằng chúng đã chế tạo thành công loại bom mà không một thiết bị hay công nghệ an ninh mới nào tại các sân bay trên thế giới có thể phát hiện được.

Thế giới đã phần nào hiểu thêm sự nguy hiểm của al-Qaeda khi một kẻ đánh bom liều chết thực hiện thành công một vụ thâm nhập vào căn cứ tối mật của Mỹ tại Afghanistan và sát hại 7 nhân viên CIA cùng một sỹ quan quân đội Jordanie. Al-Qaeda tuyên bố đã sử dụng điệp viên hai mặt người Jordanie để sát hại chính những nhân viên CIA chịu trách nhiệm vận hành máy bay không người lái Predator nhằm tìm kiếm và tiêu diệt những kẻ cầm đầu al-Qaeda. Vụ tấn công này đã gây tổn thất nhân mạng nặng nề nhất cho CIA hơn bất kỳ thất bại nào của họ kể từ sau vụ ném bom nhắm vào Đại sứ quán Mỹ tại Beirut, Li-băng hồi năm 1983.

Thực tế, những vụ tấn công gần đây báo hiệu chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan khủng bố có thể sẽ bùng lên ở Jordanie, Yemen và khắp khu vực Trung Đông khi al-Qaeda ngày càng phát triển mạnh mẽ, tinh vi và rộng khắp hơn.

Thanh Sang (theo Reuters)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *