Bên bờ hạnh phúc

Tính đến nay, Tổng thống Mỹ Barak Obama đã lên cầm quyền được gần 14 tháng. Theo nhận định của giới phân tích, ông Obama đã không đưa ra được một chiến lược mới với khu vực Mỹ Latinh, nơi từng được xem là sân sau của Mỹ trước đây. Chuyến thăm 6 nước Mỹ Latinh của Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton không ngoài mục đích thiết lập cơ sở mới cho các mối quan hệ nội khu vực châu Mỹ.

Ông Obama đã không đưa ra được một chiến lược mới với khu vực Mỹ Latinh

Nhiều người đã thất vọng với việc Mỹ can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Honduras. Sau cuộc đảo chính, ban đầu Mỹ khẳng định, họ chỉ ủng hộ và công nhận kết quả bầu cử mới nếu Tổng thống bị lật đổ Manuel Zelaya được trở lại nắm quyền. Nhưng sau đó, Wasinhton đã thay đổi lập trường và công nhận kết quả cuộc bầu cử tháng 11/2009 ở Honduras. Dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở Honduras đang giảm dần, song hành động của Wasinhton vẫn khiến nhiều nước trong khu vực không hài lòng. 

Một trong những mục tiêu chính trong chuyến thăm Mỹ Latinh của bà Clinton là thuyết phục Tổng thống Brazil Lula da Silva ủng hộ Liên hợp quốc thông qua việc áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Iran. Tuy nhiên, Brazil, với vị thế đang nổi lên là một cường quốc thế giới, muốn duy trì đường lối ngoại giao độc lập nên sẽ khó chấp nhận đề nghị của Mỹ.

Có một số lĩnh vực mà chính quyền Obama thể hiện tính tiên phong hơn và có sự khác biệt với chính sách cũ. Đó là việc bãi bỏ những hạn chế đi lại và gửi tiền về quê của những người Mỹ gốc Cuba. Wasinhton cũng nối lại đàm phán về vấn đề di cư và buôn bán ma túy với La Habana. Tuy nhiên, Chính quyền Obama vẫn từ chối bãi bỏ trừng phạt kinh tế nên hố sâu ngăn cách giữa hai nước vẫn rộng.

Phản ứng tích cực của Mỹ đối với vụ động đất ở Haiti cũng như thái độ sẵn sàng hành động tương tự đối với vụ động đất ở Chilê, mặc dù có thể góp phần giúp các nước Mỹ Latinh thể hiện thiện chí hợp tác hơn trong tương lai, song các lĩnh vực hợp tác nhìn chung vẫn giống như dưới thời Tổng thống George Bush. Đó là thương mại, di cư, chống buôn bán ma túy và an ninh.

Các nước Mỹ Latinh cảm thấy, ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực đang giảm dần và họ bắt đầu lên tiếng. Điều đó thể hiện qua sự ra đời của Liên minh Boliva dành cho châu Mỹ (ALBA) hay Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR).

Mới đây nhất, 32 quốc gia đã họp ở Cancun, Mêhico và thống nhất thành lập một tổ chức toàn khu vực mới, tạm gọi là Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe. Tổ chức mới này không những không bao gồm Mỹ và Canada mà nhiều nhà lãnh đạo còn muốn nó sẽ thay thế Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS), hiện do Mỹ chi phối.

Việc thành lập tổ chức mới trên cho thấy, sức mạnh của Mỹ giảm đi khi mà nhiều nước trong khu vực đang tìm cách ít phụ thuộc hơn vào Mỹ và xây dựng mối quan hệ kinh tế, thương mại, chính trị nội khu vực và với các cường quốc đang nổi lên như Trung Quốc và Ấn Độ.

THVL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *