Bên bờ hạnh phúc

Liên Hiệp Quốc dự báo dân số toàn cầu sẽ chạm ngưỡng 8 tỷ người trong vài ngày tới. Cột mốc này đánh dấu những thành tựu đáng tự hào mà thế giới đã đạt được trong nỗ lực chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống người dân, song cũng đặt ra thách thức đối với mục tiêu bảo đảm tương lai bền vững.
Liên Hiệp Quốc dự báo dân số thế giới sẽ đạt mốc 8 tỷ người vào ngày 15/11 tới, cao hơn 3 lần so với con số 2,5 tỷ người được ghi nhận hồi năm 1950.

Một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng dân số toàn cầu là việc tuổi thọ trung bình tăng lên 72,8 tuổi vào năm 2019, cao hơn 9 năm so với năm 1990. Liên Hiệp Quốc dự báo tuổi thọ trung bình vào năm 2050 là 77,2.
“Chúng tôi dự đoán, nhóm người trên 65 tuổi sẽ tăng từ 5% vào năm 1950 lên 16% vào năm 2050. Đến năm 2100, tỷ lệ này sẽ vượt nhóm dân số dưới 15 tuổi.”
Cũng theo Liên Hiệp Quốc, mức sinh đã giảm mạnh, từ trung bình 5 con trên 1 phụ nữ năm 1950, xuống dự kiến chỉ còn 2,1 con trên 1 phụ nữ vào năm 2050. Tuổi thọ tăng trong khi mức sinh giảm đã dẫn đến xu hướng lão hóa dân số. Gánh nặng dân số già không chỉ kéo theo tình trạng thiếu lao động, mà còn đặt ra bài toán khó về duy trì hệ thống lương hưu, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ dân số già cao nhất thế giới với gần 30% công dân trên 65 tuổi. Tính từ năm 1963 tới nay, Nhật Bản đã tiến hành ít nhất 5 lần cải cách hệ thống phúc lợi nhằm hướng tới sự chăm sóc toàn diện hơn cho người cao tuổi.

Thế giới trươc mốc 8 tỷ dân
Trong nỗ lực ứng phó với áp lực đến từ dân số già, cũng như khuyến khích giới trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế – xã hội, nước này đã hạ độ tuổi thành niên từ 20 xuống 18.
Còn tại Hàn Quốc – nước có tốc độ lão hóa dân số nhanh nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhiều nơi được gọi là “thị trấn tóc bạc” với phần lớn cư dân đều đã cao tuổi. Họ được cung cấp tất cả dịch vụ cần thiết, từ chăm sóc sức khỏe 24/7, giải trí cho đến các lớp học kỹ năng.

“Tôi tham gia lớp hướng dẫn cách đi đứng sau khi bị chấn thương ở lưng. Hiện tại tôi cảm thấy rất tuyệt. Các con tôi còn trêu đùa rằng dáng đi của tôi bây giờ còn đẹp hơn của chúng.”
Ở một khía cạnh khác, theo Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc, từ năm 1990 đến nay, khoảng 420 triệu hecta rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng, trong khi diện tích rừng nguyên sinh trên thế giới đã giảm hơn 80 triệu hecta. Vì vậy, con số 8 tỷ người không chỉ là lời nhắc nhở thế giới về nỗ lực xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, mà còn về trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh.

Thảo Phương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *