Bên bờ hạnh phúc

Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 – Diễn đàn an ninh hàng đầu châu Á hôm nay đã khai mạc tại Singapore. Sự kiện quy tụ hơn 600 đại biểu từ khoảng 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đến thảo luận về một loạt thách thức an ninh cấp bách của khu vực và thế giới.
Theo giới quan sát, những thông điệp cùng các sáng kiến hợp tác giữa các nước sẽ được chia sẻ tại diễn đàn an ninh quan trọng hàng đầu khu vực này.
Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập, Đối thoại Shangri-La năm nay được tổ chức với chương trình nghị sự mở rộng, tăng cường tính tương tác giữa các diễn giả và đại biểu tham dự. Các nhà phân tích nhận định, sự tham gia của rất đông đại biểu là các quan chức cao cấp của chính phủ, lực lượng vũ trang, học giả, nhà nghiên cứu và các doanh nhân từ gần 50 quốc gia, vùng lãnh thổ_ cho thấy khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang ngày càng thu hút sự quan tâm của thế giới.

Đối thoại Shangri-La 2023 với những vấn đề nóng
“Những gì mà Đối thoại Shangri-La làm được thời gian qua là đặt nền móng cho các hành động ngoại giao, quốc phòng, xây dựng lòng tin, giảm thiểu khả năng tính toán sai lầm giữa các nước.”
Đối thoại Shangri-La được ví như một Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và cộng đồng quốc tế kỳ vọng thông qua đối thoại, các nước có thể tìm ra giải pháp cho một số vấn đề quốc tế nổi bật như căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, cuộc xung đột tại Ukraine, chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Thế nhưng, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc mới đây đã từ chối gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin theo đề nghị của chính quyền Washington bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 tại Singapore. Nga và Triều Tiên cũng không cử đại biểu tham dự sự kiện này.
“Mỹ và Trung Quốc đã xác nhận rằng lãnh đạo quốc phòng của hai nước sẽ không gặp nhau tại Singapore. Điều đó có thể khiến mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc thêm căng thẳng trong thời gian tới.”
Theo thông tin từ nước chủ nhà Singapore, tại Đối thoại Shangri-La năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ có bài phát biểu thúc đẩy “tầm nhìn chung về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là trung tâm”. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc sẽ làm rõ “Sáng kiến An ninh mới của Trung Quốc”, coi đây như một cách tiếp cận để tăng cường an ninh chung ở châu Á và toàn cầu.

Dương Tuyển

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *