Vào năm 1987, một ngôi sao lớn trong vũ trụ bất ngờ nổ tạo ra một đám mây bụi thiên thạch khổng lồ. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi ra đời Kính viễn vọng Hubble quan sát trực tiếp một ngôi sao chết.

Để tìm hiểu mối tương quan giữa Trái đất và các hành tinh trong vũ trụ, Kính viễn vọng Hubble đã ghi lại được tổng cộng 23 hình ảnh về sự kiện trên. Tuy nhiên, cách đây 2 ngày, Kính viễn vọng lớn nhất thế giới VLT đặt tại Chilê đã phát hiện một điểm cực sáng ở vị trí ngôi sao trước đây dưới dạng hình ảnh 3D.

Theo đó, VLT còn quan sát thấy có một vành đai khí và bụi thiên hà xung quanh nó và 2 vành đai khổng lồ khác cũng phát ra từ ngôi sao này với tốc độ cực lớn 100 triệu km/h. Các nhà khoa học khẳng định đó là những tàn tích của hiện tượng phản ứng hạt nhân của một ngôi sao sắp chết. Họ cũng cho biết ngôi sao trên có kích thước gấp 1 ngàn lần Mặt trời của chúng ta, vốn là ngôi sao có kích thước và bức xạ khiêm tốn trong vũ trụ.

Các nhà khoa học dự báo trong khoảng 4,5 tỉ năm nữa, Mặt trời của chúng ta cũng sẽ xảy ra hiện tượng trên. Khi đó, bức xạ khủng khiếp từ Mặt trời sẽ tấn công và thiêu hủy các hành tinh trong Thái dương hệ, trong đó có Trái đất. Nhưng theo các nhà khoa học điều đó không làm cho con người lo sợ vì tới khi ấy con người chưa chắc còn sinh sống trên hành tinh này.

Quốc Trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *