Bên bờ hạnh phúc

Theo giới chuyên môn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận song phương này.

Hôm qua, Bộ Tài chính Mỹ đã bắt đầu áp dụng thỏa thuận về quan hệ đối tác kinh tế, tài chính Mỹ – Ấn. Ảnh minh hoạ (Internet)

Trong tình hình cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải năng động trong việc tìm kiếm thị trường. Bên trong nhà máy sản xuất cờ The Flag Shop này, nhiều sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước đang đều đặn xuất xưởng. 1/3 số đơn hàng của nhà máy là từ nước ngoài. Quản đốc Gyan Shah cho biết cơ sở của ông làm ra những lá cờ cho thị trường châu Âu, châu Phi và cả Australia. Tuy nhiên các sản phẩm cờ của Mỹ vẫn chưa dễ dàng tiếp cận được với khách hàng ở nước này.

Ngược lại, với đà tăng trưởng mạnh và thị trường rộng lớn, Ấn Độ cũng là một mảnh đất màu mỡ cho nhiều doanh nghiệp Mỹ. Hiện không ít thương hiệu nổi tiếng của Mỹ đã xuất hiện trên các đường phố tại Ấn Độ. Hiện nay, thỏa thuận quan hệ đối tác kinh tế, tài chính Mỹ – Ấn sẽ còn mở đường cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ đến với người tiêu dùng ở đất nước đông dân thứ nhì thế giới.

Về phía Ấn Độ, giới doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn giữ vai trò nòng cốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lực lượng này đóng góp đến gần một nửa trên tổng sản lượng công nghiệp và làm ra lượng hàng hóa trị giá nhiều tỷ đôla mỗi năm. Theo đánh giá, quan hệ mật thiết hơn giữa những doanh nghiệp này với các đối tác của Mỹ sẽ mang đến động lực phát triển lớn cho cả đôi bên. Khi đó, bản thân những người lao động Ấn Độ cũng sẽ được hưởng lợi.

Vĩnh Thới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *