Ảnh minh họa (Internet)

Theo các hình ảnh do NASA chụp được và được công bố trên Tạp chí Khoa học của Mỹ, chu vi của Mặt Trăng đã giảm 100 mét so với mốc thời gian khoảng 1 tỉ năm trước.
Các hình ảnh trên còn chứng minh sự tồn tại của các dải băng trên bề mặt Mặt Trăng, nhất là ở các vùng đồi núi có độ cao trung bình. Các nhà khoa học ví sự co rút của hành tinh vệ tinh này giống như hiện tượng thu hẹp tự nhiên của một chiếc cầu vào mùa đông.

Các nhà khoa học còn cho biết bề mặt ở đường xích đạo của Mặt Trăng bị thay đổi ít nhiều so với các hình ảnh mà Phi thuyền Apollo 15,16 và 17 của Mỹ chụp được vào đầu những năm 1970 và phát hiện có tới 14 nếp gãy địa hình mới. Theo các nhà khoa học, chính cái lạnh từ bên trong của Mặt Trăng đã tạo ra những thay đổi trên bề mặt của nó.

Mặt trăng hình thành trong Thái dương hệ cách đây khoảng 4,5 tỉ năm. Chu vi của nó là 10.920 km nhỏ hơn 3,7 lần so với chu vi của Trái đất là 40 ngàn km. Mặt Trăng nằm cách Trái đất khoảng 384 ngàn km.

Quốc Trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *