Bên bờ hạnh phúc

Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc cho biết tỷ lệ bé trai trên bé gái ra đời ở những vùng như bang Maharashtra của Ấn Độ hiện cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới. Nhằm hướng tới tái cân bằng giới tính trẻ sơ sinh và ngăn ngừa các vấn đề về kinh tế – xã hội trong tương lai, giới y tế đã kết hợp với các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong vùng để tìm ra giải pháp can thiệp.

Nạn bỏ thai khi phát hiện là nữ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh. Ảnh: Internet

Tại bang Maharashtra của Ấn Độ ngày nay, việc có được con gái là niềm hạnh phúc đối với một số bà mẹ dù theo quan niệm dân gian xưa nay, con gái là gánh nặng của gia đình. Theo thống kê, cứ trên 1 ngàn bé trai ra đời, chỉ có 729 bé gái. Số liệu này đang làm giới y khoa và nhà chức trách lo lắng. Nạn bỏ thai khi phát hiện là nữ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên công nghệ của thế kỷ 21 có thể giúp ngăn chặn vấn nạn này.

Theo luật pháp Ấn Độ, việc tiết lộ giới tính thai nhi tại các phòng khám siêu âm bị cấm. Để thực hiện điều đó có hiệu quả, một số bác sỹ đã cùng nhau quyên tiền cho thiết bị có tên là Silent Observer (tức Quan sát viên Thầm lặng). Chiếc máy này được nối với máy siêu âm để thao dõi hoạt động của các phòng khám và ghi lại dữ liệu. Các quan chức hữu trách chỉ cần thường xuyên đến kiểm ra dữ liệu được ghi lại trong thiết bị tại các phòng khám để kịp thời phát hiện những nơi vi phạm quy định cấm tiết lộ giới tính thai nhi. Theo đánh giá, sự kết hợp tốt giữa chính quyền và giới khoa học công nghệ đã phần nào giúp đối phó với một trong những vấn đề xã hội khó khăn và lâu đời.


Vĩnh Thới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *