Bên bờ hạnh phúc

Những ngôi nhà lợp bằng cỏ biển trên đảo Laesoe của Đan Mạch là điểm tham quan hấp dẫn. Lợp nhà bằng cỏ biển là một phương pháp xây dựng thân thiện với môi trường mà con người đã khám phá cách đây nhiều thế kỷ.

Việc dùng cỏ biển lợp nhà đã xuất hiện ở Laesoe từ thế kỷ 17. Do điều kiện tự nhiên trên đảo khắc nghiệt, vật liệu xây dựng ít ỏi nên cư dân địa phương đã dùng một loại cỏ biển được gọi là cỏ lươn mọc nhiều ở vùng nước nông ven biển lợp nhà. Cỏ lươn có thể dài đến hai mét, không chỉ có khả năng chống cháy, lâu mục rữa mà chúng còn hấp thụ khí CO2.

Khi xưa, nam giới trên đảo đi đánh bắt hải sản dài ngày nên việc lợp nhà do phụ nữ đảm trách. Họ phơi khô cỏ lươn rồi bện chúng như dây thừng và buộc vào xà nhà, sau đó chất lên đó nhiều lớp cỏ lươn đã được trộn với than bùn. Một mái nhà hoàn chỉnh bằng cỏ lươn có thể dày khoảng một mét và nặng hơn 30 tấn, có độ bền đến cả trăm năm. Hiện trên đảo vẫn còn một căn nhà lợp cỏ lươn 300 năm tuổi.

Sau thời gian mai một, từ năm 2019 đến nay, việc dùng cỏ lươn để lợp mái nhà đã được hồi sinh ở Laesoe sau khi các nhà khoa học đánh giá rằng đây là một loại vật liệu ưu việt và thân thiện với môi trường.

Hồng Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *