Bên bờ hạnh phúc

Sáng 16-2, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 8 Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ khóa VIII về việc Hiệp thương cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được bầu làm đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV.

 

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phan Thảo 

 

 

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia; Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia; Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia…

Để có danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử, MTTQ sẽ trải qua 3 lần hiệp thương. Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất tiến hành hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử ĐBQH trên cơ sở dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UB TVQH).

Theo bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng ban Ban Công tác đại biểu của UB TVQH, Nghị quyết  1140/2016/UBTVQH13 dự kiến cơ cấu, thành phần ĐBQH khóa XIV và số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV đã đưa ra số lượng ĐBQH khóa XIV ở Trung ương là 198 đại biểu, bằng 39,6%. Trong đó, cơ cấu, thành phần được dự kiến phân bổ: các cơ quan Đảng 11 ĐB; cơ quan Chủ tịch nước 3 ĐB; các cơ quan của Quốc hội (ĐBQH  chuyên trách ở Trung ương) 114 ĐB, trong đó dự kiến khoảng 20% ĐB là phụ nữ và khoảng 10% ĐB là người dân tộc thiểu số; Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ là 18 ĐB, phấn đấu có ĐB là phụ nữ và ĐB là là người dân tộc thiểu số; Bộ Quốc phòng (gồm Bộ trưởng và các quân khu, quân chủng) 15 ĐB, phấn đấu có ĐB là người dân tộc thiểu số; Bộ Công an (gồm cả Bộ trưởng Bộ Công an) 3 ĐB;  Tòa án Nhân dân tối cao 1 ĐB; Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao 1 ĐB; Kiểm toán Nhà nước 1 ĐB; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên 31 ĐB, trong đó có ĐB là phụ nữ, người dân tộc thiểu số, ĐB trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), ĐB tôn giáo, ĐB ngoài Đảng, ĐB tái cử và nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu.

Như vậy, theo Nghị quyết này, ĐBQH khóa XIV ở Trung ương tăng 15 người so với khóa XIII (khóa XIII là 183 ĐB). Đáng chú ý, số tăng này đều là ĐBQH chuyên trách để góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Còn lại số lượng ĐBQH ở các cơ quan Đảng, cơ quan Chủ tịch nước, Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên không thay đổi so với khóa XIII.

Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết đã xác định được số lượng ứng cử ĐBQH khóa XIV tối thiểu là 896. Nhiều ý kiến thắc mắc về con số này. Tại hội nghị, ông Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội giải thích, số lượng ĐBQH Trung ương được bầu cử dự kiến là 198 ĐB tương ứng với 198 đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị bầu cử có số dư là 2, như vậy là 396. Cộng với 500 số ĐBQH sẽ được bầu, vì vậy số lượng ứng cử ĐBQH tối thiểu là 896, còn số lượng ứng cử ĐBQH có thể cao hơn.

 

Theo Nghị quyết  1140/2016/UBTVQH13 dự kiến cơ cấu, thành phần ĐBQH khóa XIV và số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV, trong đó trong tổng số 500 ĐBQH khóa mới, có 302 là ĐB ở địa phương, 198 là ĐB ở Trung ương.

Theo Nghị quyết, TPHCM dự kiến số ĐBQH  là 30, trong đó của địa phương là 16, của Trung ương là 14. Cơ cấu cụ thể của TPHCM gồm: 13 ĐB định hướng (1 lãnh đạo địa phương, 2 ĐBQH chuyên trách; mặt trận 1; Hội liên hiệp phụ nữ 1; Hội cựu chiến binh 1; công an 1; tòa án 1; sở tư pháp 1; doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề 2; viện nghiên cứu, trường đại học 2) và 3 đại biểu hướng dẫn do địa phương lựa chọn.

Cũng theo Nghị quyết 1140/2016/UBTVQH13, tổng số người ứng cử là phụ nữ là 314 người, trong đó số ĐBQH ở Trung ương là phụ nữ khoảng 30 người (số người ứng cử là phụ nữ ở địa phương khoảng 284 người).

 

Nguồn: Phan Thảo ( SGGPO )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *