Bên bờ hạnh phúc

Dự án nghiên cứu xác định ga Hòa Hưng (TP HCM, điểm cuối đường cao tốc Bắc – Nam) là điểm đầu tuyến hành khách, ga An Bình (Bình Dương) là điểm đầu tuyến ga hàng hóa. Điểm cuối tuyến được xác định là ga Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Tuyến đường sắt này có tổng mức đầu tư dự kiến là 9,633 tỷ USD, đi từ TP HCM qua Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long đến thành phố Cần Thơ. Dự kiến trên tuyến sẽ có 7 nhà ga với khoảng cách giữa các ga gần 40 km. Vị trí các nhà ga được lựa chọn nằm giữa các thành phố mà tuyến đường sắt đi qua.

Đường sắt sẽ đi ngầm qua sông Sài Gòn và sông Hậu. Ông Nguyễn Văn Doanh, Phó cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao TP HCM – Cần Thơ là rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực này. Sau khi nghiên cứu kỹ tính khả thi của dự án, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã đồng ý thay đổi công năng của tuyến đường: chọn vận tốc 200 km/h (đường sắt tốc độ cao) với chức năng vận chuyển hành khách và hàng hóa thay vì vận tốc 350 km/h (đường sắt cao tốc) chỉ vận chuyển hành khách.

Bên cạnh đó, theo ông Doanh, do Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị tác động nhiều nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu nên khi thiết kế chi tiết sẽ tính đến kịch bản xấu nhất khi nước biển dâng.

Được biết, tàu HANVIT 200 (Hàn Quốc) vận tốc 200 km/h, chiều dài 234m, hơn 502 chỗ ngồi và được hợp phần bởi 10 toa (điều chỉnh linh hoạt) sẽ được lựa chọn sử dụng trên tuyến, theo dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2020, với lượng khách được dự báo là 45.300 khách một ngày.

Theo Đất Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *