Bên bờ hạnh phúc

Giá trị của văn bản cổ được lập cách đây 250 năm vào ngày 19/9 năm Cảnh Hưng nhà Lê tức ngày 6/11/1759 là vẫn còn rõ dấu triện và chử ký của quan Thuận Đức hầu trấn giữ cửa biển Tư Hiền. Nội dung liên quan đến việc xử lý việc kiện tụng của hai phường An Bằng và phường Mỹ Toàn- tức là làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc ngày nay.

Sự việc diễn ra từ năm Quý Hợi (1743), cả 2 phường An Bằng và Mỹ Toàn do gần cửa biển Tư Hiền nên phải đón chiến thuyền đội Hoàng Sa của lái Tín ở chỗ giáp ranh kéo về bờ sông. Đây là nghĩa vụ hổ trợ lương thực của các địa phương ven biển và đầm phá đối với hoạt động của đội Hoàng Sa đi biển qua cửa Tư Hiền. Quan Thuận Đức hầu phê trong văn bản buộc phường An Bằng phải nộp đền cho phường Mỹ Toàn 3 quan tiền vì tội trể nộp vỏ tàu- tức là chậm thực thi nghĩa vụ. Về mặt lịch sử, văn bản là sự chứng thực vào thời Lê đã có đội quân tuần tiễu và trấn giữ Hoàng Sa.

Ông Đoàn Xua, Cựu thủ lễ làng Mỹ Lợi cho biết: “Làng Mỹ Lợi luôn giữ gìn, bảo tồn những văn bản của làng đến 1400 trang nhưng đặc biệt bản Hán nôm được làng chúng tôi trân quý như bảo vật quốc gia chứ không chỉ riêng làng Mỹ Lợi. Các thế hệ chú bác làng, hào trưởng quyết tâm từ thế hệ này sang thế hệ khác không để nó mai một”.

Lịch sử làng Mỹ Lợi ghi nhận có 8 họ khai canh, 15 họ khai khẩn và hiện nay Mỹ Lợi có đến 45 dòng họ đang quần tụ. 250 năm là quãng thời gian rất dài và bên cạnh sự xâm hại của thời gian, sự khắc nghiệt của khí hậu, thiên tai và chiến tranh, văn bản vẫn còn cùng những tài liệu khác liên quan đến địa bộ, hương ước, địa chí, quy ước, địa bạ…bản thân nó biểu thị một giá trị văn hóa vô giá. Làng Mỹ Lợi có cách thức lưu giữ văn hóa, gốc tích của mình rất độc đáo là con dân trong làng cứ 3 năm 1 lần bầu ra một ban nghi lễ và 1 người trưởng làng chuyên lo việc lưu giữ văn bản.

Thực trạng của văn bản hiện nay đã ngả màu, các góc văn bản xuất hiện sự ăn mòn và mối ẩm. Và tấm lòng của người dân Mỹ Lợi muốn hiến văn bản để phát huy giá trị và làm căn cứ tra khảo, khảo cứu của các cơ quan chức năng trong việc khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

Huế là vùng đất văn vật và là nơi còn lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Từ châu bản của nhà nghiên cứu Phan Thuận An hiện đang lưu giữ tại Bộ Ngoại Giao Việt Nam là văn bản cấp Nhà nước, văn bản cổ này được phát hiện tại TT-Huế một lần nữa khẳng định và chứng thực chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Theo Bảo Hân (VTV)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *