Bên bờ hạnh phúc

Trong tờ trình trước Quốc hội sáng 22/5 về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói, sẽ chú trọng ban hành các đạo luật góp phần chống suy giảm kinh tế, phòng, chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Theo ông Lưu, cần hạn chế tối đa việc bổ sung các dự án mới vào chương trình; chỉ ưu tiên bố trí các dự án có yêu cầu thực sự bức xúc và có thuyết minh rõ.

Phải "gia hạn" nhiều luật 

Bộ trưởng TN&MT Phạm Khôi Nguyên (trái) và Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền tranh luận về chuyện sổ đỏ, sổ hồng. Ảnh: Lê Nhung

Theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ QH, chương trình làm luật trong những tháng đầu năm 2009 còn hạn chế, đặc biệt tiến độ trình dự án cho các ủy ban thẩm tra còn chậm.

Một số dự án luật đã phải "gia hạn" thêm như Luật báo chí (sửa đổi), Luật biển Việt Nam.

Nguyên nhân là các cơ quan trình dự án luật chưa chú trọng tổng kết thực tiễn, chưa chỉ đạo sát sao, quyết liệt. Sự phối hợp giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan, tổ chức hữu quan chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và còn hình thức.

Do đó, các Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật đất đai (sửa đổi) và Luật bảo hiểm tiền gửi được đề nghị lùi sang năm 2010. Tuy đã được đưa vào chương trình năm nay, nhưng trong quá trình chuẩn bị có nhiều nội dung sửa đổi không rõ ràng, thậm chí có dự án chưa định hình được nội dung cơ bản cần điều chỉnh (Luật bảo hiểm tiền gửi).

Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai, những vấn đề liên quan đến thời hạn sử dụng đất, quy hoạch đất đai, chính sách tài chính về đất đai, hạn điền … cần được tổng kết, đánh giá một cách kỹ lưỡng.

Những vấn đề khác như đền bù, giải phóng mặt bằng … thuộc thẩm quyền của Chính phủ, do đó có thể sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nghị định có liên quan.

Căn cứ yêu cầu thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã thống nhất bổ sung vào chương trình kỳ họp này dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến các luật thuế.

Sẽ ban hành nhiều luật về tiền tệ

Như vậy, năm 2010, Quốc hội sẽ thông qua 24 dự án luật, xem xét 22 dự án luật khác. Đó là các luật liên quan đến tiền tệ như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi); Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Chứng khoán, Luật Kiểm toán…

Các luật khác liên quan đến tài nguyên, môi trường như Luật biển Việt Nam, Luật thuế nhà đất, Luật khoáng sản, Luật thuế bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn có Luật an toàn thực phẩm, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…

Trong chương trình chuẩn bị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất đưa vào 22 dự án luật như Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật đất đai (sửa đổi), Luật Thủ đô và một số dự án luật sửa đổi các luật bầu cử HĐND, bầu cử Quốc hội…

Theo L.Nhung (VietNamNet)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *