Bên bờ hạnh phúc

Ngày 23/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo báo cáo tổng hợp của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), khu vực phía Nam. 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)

 

Theo đại diện Bộ Tư pháp, đến nay Bộ đã nhận được báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân của 16 bộ, ngành, cơ quan Trung ương; 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 20 cơ quan, tổ chức và 15 cá nhân. Qua tổng hợp các báo cáo và kết quả của các hoạt động lấy ý kiến khác, ước tính có khoảng hơn 3 triệu lượt ý kiến của nhân dân tham gia góp ý vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). 

Đối tượng lấy ý kiến trải rộng từ các cơ quan ở Trung ương (các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao) đến các cơ quan, tổ chức ở địa phương (hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp; ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên; các tổ chức xã hội khác); từ các cơ quan Nhà nước đến các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo.

Thứ trướng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết, qua tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) nhận thấy, các ý kiến góp ý rất đa dạng, đa chiều, không chỉ tập trung vào tám vấn đề trọng tâm đưa ra lấy ý kiến mà còn đề cập đến nhiều nội dung khác trong dự thảo Bộ luật. Ở mỗi vấn đề trọng tâm Chính phủ lấy ý kiến nhân dân luôn có các loại ý kiến khác nhau. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp tổng hợp đầy đủ, trung thực, khách quan, tỉ mỉ các ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Bộ luật. Đây là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến nhân dân và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu đều đồng tình với dự thảo báo cáo tổng kết kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật của Bộ Tư pháp. Các đại biểu cũng tập trung thảo luận làm rõ hơn nhiều vấn đề được dư luận quan tâm như việc bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội phạm; vấn đề về loại tội mà pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự; vấn đề trách nhiệm hình sự đối với nhóm đối tượng từ 14 đến 16 tuổi… Đáng chú ý, tại điểm c khoản 3 Điều 39 dự thảo-quy định về không thi hành án tử hình đối với một số tội, ý kiến của Bộ Công an cho rằng, ngoài các tội quy định bỏ án tử hình trong dự thảo, Bộ không đồng tình với việc áp dụng điều này đối với đối tượng phạm tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ.

Về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự áp dụng đối với người phạm tội từ 14-16 tuổi, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đề nghị rà soát để giới hạn hẹp các tội danh mà người 14-16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự; còn Tòa án Nhân dân tối cao lại để nghị bổ sung thêm một số tội danh. 

Đại biểu Nguyễn Giang Nam, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang (nguyên Trưởng bộ môn Pháp luật của Đại học Cảnh sát nhân dân) cho rằng, thực tế hiện nay nhiều băng nhóm trộm cắp, cướp tài sản sử dụng những đối tượng dưới 16 tuổi rất nhiều, vì vậy Ban soạn thảo cần cân nhắc kỹ vấn đề này trong Bộ luật.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, về cơ bản, dự thảo báo cáo đã thể hiện rõ sự đồng tình của Chính phủ với ý kiến đa số của nhân dân về các vấn đề trọng tâm được đưa ra lấy ý kiến, nhất là các vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân; phạm vi chịu trách nhiệm hình sự và các biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội; bỏ hình phạt tử hình ở một số tội; hạn chế áp dụng và thi hành hình phạt tử hình; bãi bỏ một số tội phạm và bổ sung một số tội phạm mới. Ban soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát kỹ các tội phạm mà pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự; các tội dự kiến bãi bỏ và các tội mới dự kiến bổ sung để có những điều chỉnh phù hợp, tăng tính minh bạch, rõ ràng và khả thi trên thực tế.

Về việc tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa các dấu hiệu định tính, định lượng làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, dự thảo Bộ luật đã cố gắng cụ thể hóa tối đa các dấu hiệu định tính, định lượng trong cấu thành cơ bản cũng như cấu thành tăng nặng trách nhiệm hình sự của các tội danh cụ thể, đặc biệt là các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người; các tội phạm về môi trường, kinh tế, ma túy. Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và các cơ quan hữu quan tiếp tục rà soát quy định cụ thể các nội dung này./.

Nguồn: NGUYỄN CHUNG (TTXVN/VIETNAM+)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *