Bên bờ hạnh phúc

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên -Thiếu niên và Nhi đồng của QH được giao xây dựng dự thảo nghị quyết về chủ trương định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong GD-ĐT giai đoạn 2009-2014 với một số thay đổi đáng kể so với dự trình của Chính phủ.

Nghị quyết sẽ được QH biểu quyết vào ngày 19-6 tới.Ngày 15-6, chủ nhiệm ủy ban này, GS Đào Trọng Thi, cho biết: QH không thông qua đề án đổi mới cơ chế tài chính GD-ĐT giai đoạn 2009-2014 do thẩm quyền xây dựng và thực hiện đề án là thuộc Chính phủ. Tuy nhiên, theo Luật Giáo dục, QH chỉ cho ý kiến về chủ trương. Do đề án chưa toàn diện và đầy đủ nên QH chỉ thông qua nghị quyết về một số cơ chế tài chính cho phù hợp. Nếu được thông qua, đề án sẽ được thực hiện từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015, lùi một năm so với dự kiến.

Theo Bộ GD-ĐT, mức học phí ĐH hiện nay do trượt giá nên chỉ còn 54% so với năm 2000. Do đó, bộ đề nghị điều chỉnh học phí ĐH năm 2009 lên 255.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, do trong điều kiện kinh tế khó khăn và để không gây “sốc” cho xã hội, Ủy ban Văn hóa- Giáo dục- Thanh niên-Thiếu niên và nhi đồng của QH đề xuất mức học phí 230.000 đồng/sinh viên/tháng. Tương tự, mức học phí học nghề chỉ tăng từ 120.000 đồng lên 155.000 đồng/tháng thay vì 170.000 đồng như đề xuất. Bên cạnh đó, học phí đào tạo tăng dần từng năm, năm sau tăng không quá 25% so với năm trước thay vì mức 30%-35% theo đề xuất.

Học phí giáo dục mầm non và phổ thông được tách bạch thay vì gộp với “các chi phí học tập hợp lý” khác và được xác định theo mỗi vùng trong từng địa phương, tối đa không vượt quá 4,5% thu nhập bình quân của mỗi gia đình. Mức tăng 4,5% này do từng địa phương tự quyết định nhưng không tăng đột ngột mà theo lộ trình, tăng dần từng năm, chỉ đạt mức 4,5% vào năm 2015.

Theo T.An (NLĐ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *