Bên bờ hạnh phúc

Hầu hết nghĩa trang hiện có của Hà Nội đang rơi vào tình trạng quá tải.

Dự kiến đến quý 3/2011, dự án hoàn thành giai đoạn một trên diện tích 40 – 50 ha với số vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng. “Sau khi hoàn thành giai đoạn một, nghĩa trang Thiên đường Sóc Sơn không chỉ đáp ứng cho nhu cầu mai táng của người dân Thủ đô mở rộng mà có thể cho cả người dân các vùng phụ cận”, bà Châm nhấn mạnh.

Với công nghệ cát, hỏa táng lưu tro, theo bà Trâm đây là công nghệ mai táng cho những người quá cố hiện đại và sạch sẽ trên thế giới hiện nay. Ngoài là nơi yên nghỉ vĩnh hằng phù hợp với tín ngưỡng, tâm linh của người Việt Nam, nghĩa trang còn đảm bảo được các yếu tố như vệ sinh môi trường, không gian đô thị.

Tuy nhất trí với quy hoạch và công nghệ mai táng của nghĩa trang Thiên đường Sóc Sơn, nhất là trong bối cảnh các nghĩa trang Hà Nội hầu như đã quá tải, song nhiều phóng viên vẫn tỏ ra băn khoăn vì chưa biết rõ chủ đầu tư sẽ giải quyết thế nào về cảnh quan tự nhiên và cuộc sống lâu dài của người dân. Vì theo quy hoạch chủ đầu tư sẽ thu hồi 100 ha đất để thực hiện dự án, phần lớn dự án này nằm gọn trong trại phong Minh Phú và các cánh rừng phòng hộ của huyện Sóc Sơn…

Về vấn đề này, bà Châm cho rằng, về cảnh quan môi trường hầu như không bị ảnh hưởng vì dự án được xây dựng theo không gian mở, được bao bọc bởi hệ thống cây xanh và các hồ nước hiện có. Về việc mai táng, do áp dụng công nghệ cải, hỏa táng lưu tro nên không gây tác hại cho nguồn đất, nguồn nước. Về trại phong Minh Phú, ở đây còn 15 bệnh nhân nên Công ty Hoa Sen đang có phương án di dời họ lên trại phong Ba Vì, nhưng nếu các hộ không đồng ý, chủ đầu tư sẽ xây một khu tái định cư bên cạnh nghĩa trang để họ đến ở. “Với người dân Minh Phú, sau khi dự án đi vào hoạt động Công ty cần từ 200 đến 400 lao động nên sẽ ưu tiên phần lớn số lao động này là người địa phương”, bà Châm cho biết.

Theo Đất Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *