Bên bờ hạnh phúc

Mặt bằng lãi suất cho vay đã được một số ngân hàng đồng thuận hạ xuống quanh mức 15%/năm, sau khi có thông tư hướng dẫn về cho vay theo cơ chế thỏa thuận lãi suất từ NHNN. Nhưng để lãi suất cho vay giữ ở mức hợp lý, lạm phát phải được khống chế.

Mặt bằng lãi suất cho vay xuống 15%/năm

Theo công bố từ Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank): Nhằm thực hiện thông tư hướng dẫn cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ABBank đã xác lập một mặt bằng lãi suất cho vay thoả thuận mới ở mức 14 – 16%/năm tùy vào đối tượng khách hàng.

Đối tượng mà ngân hàng này ưu tiên là các doanh nghiệp nhỏ và vừa quản trị tốt, các khoản vay tài trợ xuất khẩu, các khách hàng sản xuất kinh doanh các sản phẩm, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế.

Còn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), lãi suất cho vay ngắn hạn duy trì tối đa ở mức 14%/năm. Riêng đối với lãi suất cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn, cho vay xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, mức lãi suất tối đa là 13%/năm. Với các khoản cho vay trung dài hạn, BIDV áp dụng mức lãi suất tối đa 14,5%/năm đối với các khoản vay/dự án phục vụ sản xuất – kinh doanh.

Đại diện Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết: Ngân hàng đã lên kế hoạch hạ lãi suất cho vay, với mức lãi suất tối đa là 15%/năm. Riêng lãi suất trung dài hạn đối với tín dụng nông nghiệp là 13,8%/năm, đối với tín dụng xuất khẩu là 14%/năm. Các mức lãi suất trên được Sacombank áp dụng đối với những hồ sơ và khách hàng đạt tiêu chuẩn tốt, rủi ro thấp.

Theo dự báo của các chuyên gia tài chính: Mặt bằng lãi suất cho vay thời gian tới có thể sẽ hạ xuống mức 13 – 15%, giúp doanh nghiệp có điều kiện vay nhiều hơn. Trao đổi với báo giới, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu có nói: “NHNN đã thảo luận vấn đề này với các ngân hàng, họ đồng thuận rất cao. Hiện tại, hầu hết ngân hàng đều cho vay 14%/năm, nhất là ý thức việc hạ lãi suất cho vay nông nghiệp và xuất khẩu”.

Hãy cắt giảm chi phí trước khi tăng lãi suất

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, Thành viên HĐQT độc lập (ABBank): Sở dĩ lãi suất cho vay bị đẩy lên quá cao trong thời gian qua, một phần do lãi suất đầu vào đã vượt quá mức hợp lý. Nhiều ngân hàng phải chịu một tỷ lệ chi phí tiền gửi lên đến 12 – 14%, nếu cộng cả các khoản khuyến mãi nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi trong dân cư.

“Nếu lãi suất đầu vào đã cao như thế thì lãi suất đầu ra ít nhất cũng phải bằng lãi suất đầu vào cộng với một tỷ lệ 3%, nhằm bù đắp chi phí hoạt động và có mức lãi ròng tối thiểu 1%. Kết quả là lãi suất cho vay bị đội lên đến 15 – 17%”, TS. Hiếu nói.

Trong 3 tháng đầu năm, khi mặt bằng lãi suất cho vay bị khống chế ở mức 12%/năm, các tổ chức tín dụng đã hạn chế cho vay, khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tính chung quý I, tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 2,95% so với cuối năm trước, trong đó tín dụng bằng VND chỉ tăng 0,57% và tín dụng bằng ngoại tệ tăng 14,07%.

Ông Bùi Hồng Minh, Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng nói: “Năm nay, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 25%, nên NHNN cần có những chính sách tiền tệ để điều chỉnh thị trường tài chính hoạt động ổn định và an toàn. Trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi nhận thấy cần phải lưu ý vấn đề kiểm soát hoạt động tín dụng, giúp các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt có thể tiếp cận được nguồn vốn vay; tránh tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng như năm 2008 và đi kèm với đó là hậu quả về chất lượng tín dụng, lạm phát tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế”.

Còn theo dự báo của TS. Hiếu, mặt bằng lãi suất cho vay có khả năng đẩy xuống dưới mức 10%/năm, với điều kiện chúng ta phải kiềm chế lạm phát ở mức 5%. Lúc đó, mức lãi suất thực dương mà người gửi tiền nhận được là 7%, cộng thêm 3% để ngân hàng bù đắp chi phí hoạt động và có lời.

Theo Dân trí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *