Bên bờ hạnh phúc

Nông dân xã Hải Đông, huyện Hải Hậu tranh thủ thu hoạch lúa chạy bão. Ảnh: Trung Kiên

Khoảng 35.000 người đi tránh bão

Rút kinh nghiệm từ cơn bão số 9, sau khi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải phát lệnh di dân đến nơi an toàn, ngay trong đêm 13, các địa phương như Quảng Ninh, Hài phỏng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đã khẩn trương thông báo, thậm chí cưỡng chế dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Trong đó, Thái Bình cưỡng chế 123 người dân từ các lều nuôi thủy hải sản vào sâu trong đất liền.

Xuất hiện hai áp thấp nhiệt đới
Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn TW dự báo: do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 10) kết hợp với hoạt động của không khí lạnh, vùng biển vịnh Bắc bộ, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đêm nay còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Các tỉnh phía Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa; riêng các tỉnh ven biển có mưa vừa, có nơi mưa to.
Hiện ở ngoài khơi đã xuất hiện một áp thấp nhiệt đới với sức gió mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Áp thấp nhiệt đới này đang di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc tiến về miền Trung Philippines. Ngoài ra, ở ngay miền Trung Philipines cũng xuất hiện một vùng áp thấp khác ở vị trí khoảng 11 độ vĩ bắc, 124 độ kinh đông. Dự báo, cả áp thấp và vùng thấp trên sẽ di chuyển vào biển Đông trong 1-2 ngày tới và có khả năng mạnh lên thành bão.

Thành phố Hải Phòng huy động 43.300 người tham gia lực lượng xung kích hộ đê, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trong đó Bộ chỉ huy quân sự thành phố huy động 1.250 người. Số người tham gia vào lực lượng này ở Thanh Hóa là trên 26.500 còn tại Quảng Ninh, riêng những người hoạt động trên biển phải vào bờ là gần 3.000. Ước tính sơ bộ có khoảng 35.000 người phải di chuyển đến nơi an toàn tránh bão. Đó là chưa kể đến 5.597 người thuộc diện phải di dời trong ngày 14/10 nhưng chưa kịp di chuyển thì bão tan.
 
Tại Ninh Bình, lúc 19h ngày 13/10, tỉnh đã nhanh chóng huy động lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ di dời hơn 1.400 người dân tại huyện Kim Sơn, nơi được nhận định là sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất ở Ninh Bình khi bão vào. Tới trưa 14/10, khi bão có dấu hiệu suy yếu thành áp thấp, lực lượng tại các chốt trực bão ở đây vẫn kiên quyết không cho người dân quay trở lại chòi canh khu vực nuôi thủy sản.

“Chiều cùng ngày, khi thông tin chính thức bão đã suy yếu được phát đi chúng tôi mới rút các chốt trực tại đây”, ông Trần Văn Bách, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Bình, kiêm Phó trưởng ban PCLB tỉnh nói
 
Hải Phòng bị nặng nhất

Dù đã chủ động phòng chống nhưng do có lúc bão giật đến cấp 15 (mạnh nhất trong 17 năm qua) nên huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng bị thiệt hại nặng nhất. Dọc các con đường trên đảo, hơn một nửa số cột điện chiếu sáng bị gãy đổ; 75% các mái nhà và trụ sở các cơ quan, đơn vị, trường học bị tốc mái, nhiều cây xanh và hàng chục ha rừng bị gẫy đổ, gây ách tắc giao thông; nhiều hàng hoá lương thực bị hỏng; hệ thống thông tin bị mất liên lạc; hàng chục tàu thuyền bị đắm và hư hỏng nặng. Huyện đảo ngổn ngang sau bão. Hai cần cẩu của Ban quản lý Cảng cũng bị gẫy, một số điểm trên đê cảng và bờ kè phía tây bắc đảo sạt lở.

Đến chiều qua, chưa thể thống kê đầy đủ nhưng ước tính của Ban chỉ huy PCLB huyện đảo, thiệt hại ban đầu ước tính hàng chục tỷ đồng. Bão số 10 đã làm 7 người bị thương, trong đó có một người bị thương nặng là đội viên Liên đội Thanh niên xung phong được huy động đi chống bão. Bão cũng làm 18 tầu cá nhỏ bị chìm tại bến. 

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Mạnh ở xã Hải Lý, Hải Hậu đang cột lại thuyền trước khi bão đến.

Theo báo cáo nhanh của các huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, bão số 10 đã làm đắm 27 tàu thuyền (khi đi neo đậu tránh bão ở Hải Phòng), nặng nhất là Hậu Lộc với 14 chiếc. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 8 tỷ đồng.

“Công tác dự báo cần phải chính xác hơn nữa nếu không sẽ gây cảm giác mệt mỏi, chủ quan trong dân khiến chính quyền rất khó có thể huy động người dân di dời trong những đợt mưa bão tiếp theo”, ông Trần Văn Bách nói.

Để làm rõ hơn về thông tin về độ chính xác dự báo cơn bão số 10 này, Đất Việt đã liên lạc với lãnh đạo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TW nhưng người tắt máy, người không nghe điện thoại.

Trong khi đó, theo ông Lê Văn Thảo, nguyên trưởng phòng dự báo hạn ngắn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TW, khi vào vịnh Bắc Bộ, gặp môi trường thoáng và bộ phận không khí lạnh đang tràn vào tạo chênh lệch khí áp khiến bão mạnh lên. Nhưng, chiều và đêm 13/10, nhiệt độ không khí hạ xuống, khối không khí lạnh khô xâm nhập sâu khiến bão yếu đi.

Theo Đất Việt Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *