Bên bờ hạnh phúc

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Bộ trưởng Dầu mỏ và Thông tin Cô-oét

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Cô-oét, thúc đẩy quan hệ ở các lĩnh vực có nhiều tiềm năng như kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, du lịch, lao động… Việt Nam đánh giá cao việc Cô-oét tham gia dự án nhà máy lọc dầu tại Nghi Sơn (Thanh Hóa) – dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam; tạo điều kiện cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thâm nhập vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở Cô-oét.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hợp tác Việt Nam – Cô-oét những năm qua; cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Cô-oét dành cho nhân dân Việt Nam trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội. Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam đánh giá cao vai trò và vị thế của Cô-oét tại Vùng Vịnh cũng như trên trường quốc tế; luôn hoan nghênh các doanh nghiệp Cô-oét đầu tư vào Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực có thế mạnh như dầu khí, xây dựng hạ tầng, giao thông, bất động sản… Hiện nay, nhiều dự án đầu tư của Cô-oét đang được triển khai khá hiệu quả tại Việt Nam.

Nhân dịp này, qua Bộ trưởng A.A.An-Át-mát An-Xa-ba, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi lời chào và hỏi thăm sức khỏe tới Quốc vương Cô-oét S.An-Át-mát An-Xa-ba và các nhà lãnh đạo cấp cao Cô-oét.

Bộ trưởng A.A. An-Át-mát An-Xa-ba chuyển tới Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và nhân dân Việt Nam lời chào của Quốc vương Cô-oét S.An-Át-mát An-Xa-ba. Báo cáo về kết quả các buổi làm việc với Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Bộ trưởng A.A.An-Át-mát An-Xa-ba nhấn mạnh, Cô-oét mong muốn thiết lập quan hệ đối tác với Việt Nam; tin tưởng quan hệ hợp tác hai nước có tương lai phát triển mạnh mẽ. Bằng chứng cho niềm tin này là việc Cô-oét tham gia vào liên doanh nhà máy lọc dầu tại Nghi Sơn với số vốn đầu tư của phía Cô-oét có thể lên đến tám tỷ USD; Cô-oét đang tạo điều kiện để Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tiếp cận thị trường năng lượng tại nước này. Hai nước cũng đã thành lập Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác kinh tế, mà phiên họp đầu tiên vào tháng 12 tới đây sẽ bàn thảo những nội dung hợp tác cụ thể. Ngoài ra, Quỹ Cô-oét về đầu tư cũng đang hoạt động rất hiệu quả tại Việt Nam. Cùng với đó, Cô-oét đang xem xét hết sức nghiêm túc vấn đề cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tập tại Cô-oét.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Ðoàn lãnh đạo cấp cao do Ngài A.A.An-Át-mát An-Xa-ba – Bộ trưởng Dầu mỏ và Bộ trưởng Thông tin Nhà nước Cô-oét, kiêm Chủ tịch Công ty Dầu khí Cô-oét (KPC) đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Tại Việt Nam, KPC đã có hai Hợp đồng Chia sản phẩm Lô 19 và 20 ngoài khơi Việt Nam, và là một bên tham gia trong Công ty Liên doanh lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa). Hiện tại, KPC đang cùng tổ hợp Nhà thầu MITRA và Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí – PVEP đã trình đề xuất ký hợp đồng dầu khí lô 51 với Petrovietnam.

Tại các buổi làm việc hai bên trao đổi ý kiến về khả năng hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; chế biến dầu khí, mua bán dầu thô, sản phẩm dầu, LPG, cung ứng dịch vụ dầu khí và nhân lực ở Cô-oét; đào tạo cán bộ, chuyên gia dầu khí cho Petrovietnam ở các trường đại học ở Cô-oét và triển khai dự án Liên doanh lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Trong các ngày 22 và 23-9, đoàn thăm và làm việc tại công trường dự án Liên doanh lọc hóa dầu Nghi Sơn, làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.

Theo Nhân dân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *