Bên bờ hạnh phúc

Đã có ba trường hợp nhiễm bệnh do virus cúm gia cầm H5N1, trong đó một đã tử vong. Tất cả bệnh nhân đều tiếp xúc với gia cầm ốm, chết.

Ngày 3/3, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm gia cầm, tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường, Bộ Y tế, cho biết từ đầu năm tới nay, cả nước đã có ba người mắc cúm A(H5N1), trong đó có một ca tử vong. Điều tra dịch tễ cho thấy, các trường hợp mắc và tử vong do cúm A(H5N1) này đều tiếp xúc với gia cầm ốm, chết. Trong khi đó, theo thông báo của ngành nông nghiệp, đã 6 tỉnh có dịch cúm gia cầm là Cà Mau, Sóc Trăng, Điện Biên, Nam Định, Khánh Hòa và Tuyên Quang.

Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người nhận định, đối với dịch cúm A(H1N1), vẫn rất khó dự đoán diễn biến dịch trong thời gian tới. Sự tồn tại cùng thời điểm của cúm A(H1N1), cúm A(H5N1) ở người, gia cầm, cùng với thời tiết mùa xuân là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển, dịch lan rộng ra nhiều địa phương.

Tại Hội nghị tìm biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm (DCGC) khu vực ĐBSCL tổ chức ngày 3/3 tại Cần Thơ, ông Hoàng Văn Năm, Quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), nhận định ĐBSCL có nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm. Ngoài Cà Mau, tháng qua, DCGC đã tái phát tại tỉnh Sóc Trăng với tổng số gia cầm chết, phải tiêu hủy gần 2.500 con. Theo ông Năm, những địa phương có DCGC tái phát chủ yếu là do khâu tiêm phòng và triển khai phòng chống chưa tốt. Cục Thú y yêu cầu phải tăng cường cán bộ giám sát dịch ở những nơi có nguy cơ cao, tích cực tiêm phòng và quản lý đàn vịt chạy đồng. Hiện nay, khi thu hoạch lúa đông xuân, vịt chạy đồng xuất hiện nhiều làm tăng nguy cơ lây lan DCGC.

Theo Đất Việt Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *