Bên bờ hạnh phúc

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo xem lại những bất cập xét tuyển CĐ, ĐH và chất lượng giáo dục thường xuyên.

 

Ảnh minh họa

 

Ngày 12-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2014-2015 ở 6 điểm cầu Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ.

Dự hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh 4 hạn chế của ngành giáo dục là thiếu cơ sở vật chất, hạn chế tuyên truyền về Thông tư 30, bạo lực học đường và dạy thêm học thêm.

Trước thực tế nhiều năm nay, ngày giờ khai giảng phải phụ thuộc vào lãnh đạo đến khi nào, dù thời tiết nắng hay mưa, học sinh vẫn xếp hàng đợi, Phó Thủ tướng cho biết năm nay, ông đã bàn với Bộ GD-ĐT chọn 1 ngày khai giảng chung trên cả nước. Khai giảng làm đúng nghi lễ chào cờ, nếu được thì cả nước cùng một thời khắc hát Quốc ca, đọc thư của Chủ tịch nước, hiệu trưởng phát biểu ngắn gọn; thời gian còn lại dành cho học sinh và thầy cô giáo. Ngay sau ý kiến của Phó Thủ tướng, Bộ GD-ĐT đã phát phiếu thăm dò nên khai giảng vào ngày 4 hay 5-9.

Liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia và việc tuyển sinh ĐH, CĐ, Phó Thủ tướng cho rằng có 2 hai việc phải xem lại. Thứ nhất là việc chấm thi. Mặt bằng chung năm nay cho thấy tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của giáo dục thường xuyên rất thấp. Theo Phó Thủ tướng, thấp hơn phổ thông là điều dễ hiểu nhưng ở mức quá thấp với tỉ lệ lớn bị điểm liệt trong khi đề thi được thiết kế có phần kiến thức cơ bản mà học sinh trung bình cũng có thể làm được cho thấy chất lượng giáo dục có vấn đề.

Thứ hai là việc xét tuyển ĐH, CĐ hiện có nhiều ý kiến bức xúc. “Khi chuẩn bị tổ chức thi, trong các cuộc họp, Chính phủ nêu ra các tình huống và Bộ GD-ĐT đều nói là đã lường trước được, hãy yên tâm. Tuy nhiên thực tế vừa qua cho thấy có những việc vẫn chưa lường được, dù tưởng rằng yên tâm nhưng vẫn chưa yên tâm” – Phó Thủ tướng nhận định và đề nghị Bộ GD-ĐT lắng nghe phản ánh của xã hội, của học sinh để có những giải pháp điều chỉnh thật nhanh, kịp thời. “Phải điều chỉnh cái gì thì điều chỉnh, kể cả vượt thẩm quyền của bộ hay cần sự phối hợp của các bộ khác. Nếu cần thiết thì Chính phủ sẵn sàng cùng lãnh đạo bộ thực hiện, sao cho học sinh được thuận lợi nhất” – Phó Thủ tướng yêu cầu.

Năm học 2015-2016, cả nước có khoảng 22,21 triệu học sinh (tăng 337.937 học sinh so với năm học trước). Trong đó có 4,42 triệu trẻ em mầm non (tăng 180.000 trẻ), 15,08 triệu học sinh phổ thông (tăng 180.000 học sinh), 0,35 triệu học sinh trung cấp chuyên nghiệp (giảm 72.000 học sinh) và 2,36 triệu sinh viên ĐH, CĐ (tăng 38.000 sinh viên).

Tổng số giáo viên, giảng viên cả nước là 1,24 triệu (tăng so với năm học trước 14.383 giáo viên). Trong đó gồm: 277.684 giáo viên mầm non, 856.730 giáo viên phổ thông, 10.911 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 91.183 giảng viên ĐH, CĐ và khoảng 300.000 cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Nguồn: Yến Anh ( NLĐ )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *