Bên bờ hạnh phúc

Hễ có biến động giá thành thì doanh nghiệp được điều chỉnh giá xăng và phạm vi “chủ động” này được giới hạn đến 7%. Giá vốn tăng trên 7% thì doanh nghiệp mới phải tuân theo qui định về mức điều chỉnh giá. Đây là phương án được Bộ Tài chính kiến nghị chọn lựa sáng 29/7.

Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2007 về kinh doanh xăng dầu được Bộ Công Thương tổ chức ngày 29/7.

Bộ Tài chính không nhất trí với cách thức qui định tăng giảm giá xăng dầu theo dự thảo của Bộ Công Thương và đề xuất thêm 2 phương án khác.

Theo 2 kịch bản của Bộ này chuẩn bị, phương án 1 là lấy mốc biến động giá thành xăng dầu trong phạm vi 10% để điều chỉnh giá theo mức độ qui định, phương án 2 lấy mốc biến động giá thành này trong phạm vi 7%.

Mô tả ảnh.
Nhà nước chỉ can thiệp giá xăng dầu khi thị trường có biến động bất thường (ảnh: Phạm Huyền)

Các mốc này đều cao hơn so với mốc biến động giá thành chỉ 3% để khởi động các qui định giới hạn tăng – giảm giá mà Bộ Công Thương dự kiến. Thời gian điều chỉnh giá cách nhau tối thiểu 20 ngày, thay vì 10 ngày.

Cụ thể, theo phương án 1 của Bộ Tài chính, nếu đầu vào có biến động thì doanh nghiệp đuợc điều chỉnh giá bán lẻ theo thị trường trong phạm vi đến 10%.

Về phương án của Bộ Công Thương, nếu qui định giá vốn tăng 3% thì doanh nghiệp vẫn phải giữ ổn định giá bán, Bộ Tài chính cho rằng vẫn còn tính chất can thiệp hành chính của Nhà nước ngay từ đầu.

Phương án này tạo ra sự can bằng, giá vốn tăng 3%, giảm 3 % có thể bù trừ cho nhau nên doanh nghiệp vẫn có thể giữ ổn định giá bán được. Tuy nhiên, thời gian tăng, giảm không giống nhau, khối lượng nhập hàng, bán ra lúc giá thế giới tăng, giá thế giới giảm là không trùng nhau.

Nếu giá vốn tăng 3% kéo dài quá lâu mà doanh nghiệp không được điều chỉnh tăng giá thì sẽ bị lỗ, khó khăn, trong khi đó, lại không có trợ lực nào đó. Còn nếu giảm 3% kéo dài mà vẫn giữ ổn định thì doanh nghiệp được lợi nhiều.

Nếu giá vốn tăng đến 10% so với giá bán lẻ hiện hành thì doanh nghiệp chủ động qui định giá. Nhà nước giám sát, có ý kiến nếu doanh nghiệp điều chỉnh không hợp lý.

Nếu giá vốn tăng trên 10-15% so với giá bán lẻ hiện hành, doanh nghiệp được tăng giá bán lẻ lên 60% của mức tăng giá vốn trên. 40% còn lại của mức tăng giá vốn được bù đắp từ Quỹ bình ổn giá.

Nếu giá vốn tăng cao hơn 15%, Nhà nước sẽ công bố biện pháp bình ổn giá như qui định giá tối đa , sử dụng Quỹ bình ổn giá để bù, tạm thời lùi trích Quỹ, thuế, hoặc áp dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính khác.

Về Quỹ bình ổn giá, trong cơ cấu giá bán xăng dầu cả trong trường hợp giá vốn tăng hoặc giảm trên 15% so với giá bán lẻ hiện hành thì có khoản trích quĩ bằng tiền cố định chi phối. Nếu giá vốn tăng trên 15% thì Nhà nước sẽ công bố lùi trích quĩ.

Ở phương án 2 của Bộ Tài chính, doanh nghiệp được điều chỉnh giá trong phạm vi đến 7%.

Cách thức điều chỉnh giá cũng tương tự phương án 1 với khung biến động giá thành là trên 7-12%. Ở cấp độ biến động giá thành cuối cùng là nếu giá vốn tăng trên 12%, Nhà nước áp dụng các biện pháp bình ổn giá.

Cơ chế giảm giá của 2 phương án trên thông thoáng hơn so với dự thảo của Bộ Công Thương. Nguyên tắc giảm giá là khi thị trường diễn ra ngược lại thì doanh nghiệp cũng sẽ phải giảm giá bán. Đặc biệt, Bộ Tài chính không hạn chế tần suất số lần giảm giá, không hạn chế mức độ giảm giá bán lẻ.

Trong khi theo dự thảo của Bộ Công Thương, doanh nghiệp vẫn bị giới hạn mức giảm là 50% mức giảm giá vốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp không đuợc giảm giá bán lẻ thấp hơn giá vốn theo công thức qui định.

Khác với dự kiến của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đề xuất Quỹ bình ổn này sẽ do doanh nghiệp quản lý và sử dụng vào mục đích bình ổn giá. Cuối năm nếu không sử dụng hết thì sẽ chuyển sang năm sau. Quỹ được hạch toán và theo dõi riêng, báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước.

Ông Nguyễn Tiến Thoả, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính phân tích, ưu điểm lớn của các phương án này là quy định rõ ràng cụ thể về trích lập Quỹ bình ổn giá như một khoản trích bằng tiền cụ thể, cố định trong cơ cấu giá xăng.

Doanh nghiệp đầu mối sẽ được chủ động về giá trong tất cả các trường hợp giá tăng hay giảm ở các mức độ khác nhau, phân định được rạch ròi sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước khi thị trường có biến động bất thường.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Thoả cũng thừa nhận, biên độ để doanh nghiệp được điều chỉnh phạm vi đến 10% là cao, dễ dẫn tới khả năng giá tăng giật cục, gây sốc. Với biên độ lớn như vậy, cũng dễ gây tâm lý găm hàng, chờ đợi cơ hội tăng giá cao, gây bất ổn thị trường.

Mức giá vốn tăng trên 15% là ít xảy ra. Thông thường, biến động của giá xăng dầu thế giới thời gian qua thường trong khoảng 8-10% là đã phải điều chỉnh giá.

Do đó, Bộ Tài chính đã kiến nghị, lựa chọn phương án 2, lấy mốc biến động giá thành 7% là cơ sở để bắt đầu áp dụng các “nấc hành chính” qui định mức giá, tăng trên 12% thì bắt đầu áp dụng biện pháp bình ổn.

Theo Phạm Huyền (VIetNamNet)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *