Bên bờ hạnh phúc

Sáng 19/8, bà Trịnh Minh Hiền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trong quá trình lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (tháng 5 đến tháng 8) không hề có quy định tăng mức phạt gấp đôi với người vi phạm giao thông tại Hà Nội và TP HCM.

Tuy nhiên, trong cuộc họp mới đây dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về giải pháp nhằm hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông, đại diện hai thành phố trên cho rằng, cần phải có cơ chế đặc thù để từng bước giảm thiểu và ngăn chặn tai nạn, ùn tắc giao thông bằng cách tăng gấp đôi mức xử phạt người vi phạm. Sau đó, quy định trên đã được đưa vào dự thảo Nghị định.  

Đại diện Bộ Giao thông khuyến khích người dân tham gia góp ý giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM. Ảnh: Xuân Tùng
Quy định tăng gấp đôi mức phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội và TP HCM đã bị rút lại. Ảnh: Hoàng Hà.

"Sau khi gửi Bộ Tư pháp có ý kiến, Bộ Giao thông đã tiếp thu, rút quy định về tăng gấp đôi lệ phí xử phạt đối với người vi phạm giao thông ở Hà Nội và TPHCM ra khỏi dự thảo dự thảo nghị định xử phạt. Hôm nay, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng sẽ ký văn bản để trình Chính phủ về nghị định trên", bà Hiền nói.

Theo bà Hiền, với phần kiến nghị của 2 thành phố Bộ Giao thông sẽ đưa vào phần "những vấn đề còn ý kiến khác nhau" để Chính phủ quyết định.

Xung quanh ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp về việc dùng camera ghi hình xử phạt người vi phạm và quy định về độ tuổi trẻ em ngồi sau xe máy, xe đạp điện đội mũ bảo hiểm, bà Hiền cho biết, Bộ cũng đã tiếp thu và đã có chỉnh lý cho phù hợp.

"Việc xây dựng luật là vấn đề khó đòi hỏi huy động công sức của nhiều người. Nếu cá nhân hay tập thể nào có "kế" hay về vấn đề giải quyết ùn tắc, tai nạn giao thông ở Hà Nội và TP H CM, chúng tôi sẵn sàng tiếp thu", bà Hiền khẳng định.

Trước đó, trong văn bản gửi Chính phủ và Bộ Giao thông, Bộ Tư pháp nêu rõ: “Điều 52, Hiến pháp quy định, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc bình đẳng này đòi hỏi cơ chế áp dụng luật thống nhất trên toàn quốc, tránh việc cùng một hành vi vi phạm nhưng mỗi nơi lại bị áp dụng quy định xử phạt khác nhau”.

Ngoài lý do trên, Bộ Tư pháp còn cho rằng, việc phân biệt mức phạt tiền khác nhau theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải là không phù hợp vì Hà Nội và TP HCM hiện còn rất nhiều người nghèo, thu nhập thấp. Đó là chưa kể số người ngoại tỉnh tham gia giao thông ở hai thành phố này, nếu áp dụng mức xử phạt trên sẽ gây ra sự bất bình đẳng, không khả thi.

Theo Xuân Tùng (VnExpress)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *