Bên bờ hạnh phúc

 

Bà Thuận và cháu nhỏ đang làm gốm
 
Những đôi thợ gốm
 
Lặn lội từ Thanh Hóa vào Nam, anh Lê Quang Tình, 38 tuổi, gặp chị Đặng Thanh Lan tại lò lu và nên duyên chồng vợ. Hiện anh chị có 3 cháu. Với 12 năm làm nghề gốm, anh Tình chia sẻ: “Công đoạn của vợ chồng tôi đang làm là in và làm theo khuôn. Thu nhập bình quân 90.000 đồng/ngày, cũng sống được. Mong rằng Nhà nước cũng như địa phương có những chính sách hỗ trợ cụ thể để đời sống người thợ chúng tôi được cải thiện hơn”.
 
Anh Võ Thanh Châu – chị Nguyễn Thị Kim Huệ cũng là một đôi như thế. Chồng cầm thanh gỗ mỏng để vỗ thân gốm, vợ trám lại những chỗ hở… Anh Châu nháy mắt: “Làm nghề này khiến vợ chồng… gắn bó hơn”.
 
Hiện ở lò có khoảng 10 đôi cùng lao động bên nhau. Vợ mệt – chồng làm, chồng cần – vợ giúp.
 
“Giữ lửa” cho nghề
 
Ông Hồ Văn Lớn, năm nay 68 tuổi, gắn bó với nghề gốm hơn 40 năm.  Bảy  người con của ông đều theo nghề. Khá gầy guộc nhưng động tác làm gốm, bưng gốm ra sân phơi của ông vẫn rất khỏe khoắn. “Ở đây, tôi lãnh tiền theo cái, mỗi cái khạp như vầy được 2.700 đồng. Làm từ 4 – 5 giờ, chiều tối về. Tuy công việc có nặng nhưng làm hoài nên quen rồi. Làm ngày nào ăn ngày ấy,  không làm thì không có tiền!”.
 
Ở một góc khác là hai  bà cháu Bùi Thị Thuận. Bà Thuận, năm nay 62 tuổi, biết nghề gốm từ khi còn bé. Bà kể: “hai con tôi đều làm nghề gốm.  Nghề này khi trời mưa gió thì cực lắm. Hôm nào đau ốm nằm nhà thì nhớ nghề!”. Đứa cháu trai luẩn quẩn bên cạnh bà, thỉnh thoảng lại lấy khăn giúp bà vuốt gốm hoặc đem nước uống cho bà.
 
Theo Người lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *