Bên bờ hạnh phúc

Thực hiện Nghị định 66 của Chính phủ về việc phát triển làng nghề nông thôn, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực để duy trì, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống tại địa phương; xem đây là một trong những tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp – nông thôn và nâng cao đời sống người dân.

Theo thống kê của Sở Công Thương, tỉnh Vĩnh Long có 23 làng nghề nông thôn được hình thành và phát triển trong nhiều năm qua.

Qua khảo sát, đến nay, UBND tỉnh đã xét, công nhận 17 làng nghề nông thôn, trong đó có làng nghề se lõi lát ở xã Trung Thành Đông và xã Thanh Bình (huyện Vũng Liêm), làng nghề sản xuất gạch – gốm ở các xã dọc tuyến sông Cổ Chiên (huyện Mang Thít), làng nghề đan lục bình (xã Ngãi Tứ) và làng nghề làm bánh tráng giấy (xã Tường Lộc, huyện Tam Bình), làng nghề làm bánh tráng nem ở xã Lục Sĩ Thành (huyện Trà Ôn) … Đây là điều kiện để các làng nghề nhận được những hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước để tiếp tục phát triển.

Cùng với việc xem xét và công nhận các làng nghề đủ tiêu chí qui định, tỉnh Vĩnh Long còn xây dựng kế hoạch duy trì và phát triển các loại hình ngành, nghề nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, qua đó giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Tuy vậy, để có thể phát triển thì các làng nghề rất cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước.

Bảo tồn và phát triển làng nghề có tác động tích cực đến việc thực hiện chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa nông nghiệp – nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy vậy, để thực hiện tốt vấn đề này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp để các làng nghề có điều kiện phát triển và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

Anh Kiệt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *