Bên bờ hạnh phúc

Hẳn nhiều người còn nhớ câu thơ của Vũ Đình Liên “Mỗi năm hoa đào nở. Lại thấy ông Đồ già. Bày mực tàu giấy đỏ. Bên phố đông người qua”. Ở Vĩnh Long, hình ảnh ông đồ bày mực tàu bên phố đã vắng bóng một thời gian khá dài.

Những năm gần đây, vào những ngày xuân, hình ảnh ông đồ (cả già lẫn trẻ) bỗng xuất hiện trở lại, thu hút không ít người xem và chiêm ngưỡng

Ảnh minh họa

Quảng trường thành phố Vĩnh Long trở nên nhộn nhịp hơn khi nhiều người hiếu kỳ tập trung quanh những người mặc áo dài, khăn đóng bày biện bộ văn phòng tứ bảo gồm 4 thứ là bút lông, giấy dó, mực tàu và nghiên mài mực để viết thư pháp.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thư pháp là phép viết chữ được nâng lên thành một môn nghệ thuật. Còn theo nhiều nghệ nhân thì môn nghệ thuật này còn biểu hiện tâm, ý, khí, lực của người dụng bút. Người am tường về chữ nghĩa có thể nhìn qua nét cọ mà đoán biết được khí phách, tiết tháo của người viết và cả người chơi chữ.

"Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già…" Đó là hình ảnh ông đồ của những năm 30 của thế kỷ trước. Còn ngày nay, người ta thấy xuất hiện những người dụng bút bán chữ ngày xuân gồm cả những thanh niên, thanh nữ với nét chữ tài hoa không kém.

Một điều đáng nói nữa là những thầy đồ ngày nay lại chọn chữ Quốc ngữ làm ngôn ngữ thể hiện với những câu chúc xuân mang đậm phong cách Việt. Điều đó thể hiện một tinh thần dân tộc dâng cao trong mỗi người.

Trong cuộc sống tất bật, hối hả hiện nay, mỗi khi Tết đến, bạn hãy cùng người thân, bạn bè dạo phố, ghé quán ông đồ xin chữ. Nó sẽ phần nào giúp bạn xua đi nỗi mệt nhọc, vất vả hàng ngày. Đó là nét văn hóa rất Việt và là một thú chơi tao nhã của ngày xuân.

Trường Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *