Bên bờ hạnh phúc

Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, hôm qua 1-11, các đại biểu đã thảo luận tại hội trường về kế hoạch tài chính 5 năm; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và thảo luận về ngân sách năm 2016, kế hoạch năm 2017. Tinh thần chung toát lên từ các ý kiến thảo luận những nội dung này là cần tăng cường quản lý tài chính, siết chặt kỷ luật đầu tư công.

Theo kế hoạch tài chính, chi đầu tư công phải phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách hằng năm.

Trong ảnh: Nút giao thông ngã ba Cát Lái (TP Hồ Chí Minh) kết nối Đại lộ Đông Tây với Xa lộ Hà Nội mới.

 

Hiệu quả đầu tư chưa cao

Thảo luận tại hội trường về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, các ý kiến cơ bản nhất trí với đánh giá của Chính phủ về kết quả đạt được trong thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015. 

Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cũng chỉ ra rằng, việc tái cơ cấu đầu tư công còn chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao, chưa tương xứng với nguồn lực, bố trí vốn còn dàn trải, thiếu tập trung, chậm trễ, dẫn đến nhiều mục tiêu trọng tâm chưa được giải quyết; nhiều công trình dở dang, đình hoãn và giãn tiến độ; tình trạng tiêu cực, lãng phí trong xây dựng cơ bản vẫn còn phổ biến. 

Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Đoàn Hà Nội) phân tích, việc quản lý vốn vay kém hiệu quả dẫn đến khả năng vay trả nợ khó khăn, hiệu quả sử dụng vốn qua các giai đoạn rất kém. Nhiều đơn vị, bộ, ngành, địa phương cho rằng ODA là nguồn đầu tư không hoàn trả, vì thế sử dụng quản lý kém hiệu quả làm thất thoát rất nhiều. Theo đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, cần phải tái cơ cấu lại, đặc biệt quan tâm lựa chọn những ngành, những lĩnh vực đầu tư ít tiền nhưng hiệu quả cao, không ảnh hưởng đến môi trường. 

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn Quảng Bình) điểm danh 5 dự án lớn có tổng vốn đầu tư 30 nghìn tỷ đồng hoạt động thua lỗ, đứng trước nguy cơ phá sản và kiến nghị phải chỉ rõ được trách nhiệm. Đại biểu này đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ nguyên nhân vì sao nợ công tăng cao và cho biết phương án khắc phục, làm an lòng đại biểu và nhân dân. 

Đại biểu Phùng Đức Tiến (Đoàn Hà Nam) chỉ ra một loạt những sai lầm trong việc sử dụng nguồn vốn vay trong thời gian qua, như vay ngắn hạn nhiều hơn vay dài hạn, lãi suất cao song lại phục vụ cho những công trình thu hồi vốn dài. Điều này dẫn đến việc hiện tại phải tăng vay để đảo nợ, vay năm sau cao hơn năm trước… Đại biểu Phùng Đức Tiến đề nghị, Chính phủ cần có chiến lược rõ ràng, chi tiêu tiết kiệm, siết chặt kỷ luật đầu tư công, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến thẩm định, phê duyệt, quyết định các dự án, công trình.

Tái cơ cấu nợ công

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận nợ công giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn. Nguyên do là tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch, đặc biệt là sự suy thoái của nền kinh tế thế giới. Mặt khác, trong thực hiện, giá trị GDP không đạt theo dự toán làm tỷ lệ nợ công tăng (như năm 2015 nợ công tăng thêm 0,9% so với GDP dự toán). 

Bên cạnh đó, tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng thương mại đều không đạt yêu cầu. Trong 5 năm qua đều phải điều chỉnh chính sách để giảm thu nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, mức chi cho an sinh xã hội, chi giảm nghèo, chi tăng lương đều tăng… 

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, bộ đang tiến hành rà soát và sẽ báo cáo Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Quản lý nợ công; tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu nợ công, bảo đảm giữ vững an ninh tài chính quốc gia như mục tiêu đề ra… Bên cạnh đó, cần tái cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng nợ trong nước và giảm dần nợ nước ngoài, đồng thời tái cơ cấu lại kỳ hạn, lãi suất nợ công.

Giải trình thêm về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện đang tồn tại hai quan điểm mâu thuẫn nhau, đó là cần phải tập trung đầu tư ưu tiên cho một số ngành, lĩnh vực và địa phương có tính động lực, đầu tàu, lan tỏa để thúc đẩy phát triển nhanh hơn và có đóng góp cho nguồn thu của ngân sách nhiều hơn. 

Tuy nhiên, các địa phương đang khó khăn về kinh tế – xã hội cũng cần nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển với các địa phương khác. Bộ trưởng khẳng định, kế hoạch đầu tư công phải được xây dựng trên các quan điểm phù hợp với kế hoạch phát triển 5 năm; khả năng cân đối ngân sách nhà nước, chú trọng thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác; có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, trong điều kiện ngân sách khó khăn thì cần lựa chọn mục tiêu, định hướng cấp bách để ưu tiên đầu tư… 

Về định hướng đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020, có ý kiến cho rằng đang còn dàn trải và nguồn vốn đầu tư cho giao thông đang còn lớn, đặc biệt vốn trái phiếu chính phủ đang chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó, một số lĩnh vực chưa được quan tâm nhiều như nông nghiệp, y tế, biến đổi khí hậu. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, về định hướng đầu tư trong báo cáo là định hướng đầu tư tất cả các nguồn vốn ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, trái phiếu chính phủ nên báo cáo trình Quốc hội phải nêu đầy đủ định hướng đầu tư 14 ngành, lĩnh vực đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt. Trong dự kiến phương án phân bổ vốn kế hoạch trái phiếu chính phủ thì dành tỷ trọng lớn cho Ngành Giao thông – Vận tải là nhằm thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). 

Bộ trưởng cũng cho biết thêm, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn giai đoạn 2016-2020 trước hết phải ưu tiên bố trí đủ để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi các khoản ứng trước rồi mới đến các dự án chuyển tiếp. Sau khi bố trí đủ vốn cho các dự án nêu trên nếu còn thì mới bố trí khởi công mới.

Nguồn: Thanh Hải ( Hà nội mới )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *