Bên bờ hạnh phúc

Thi tốt nghiệp THPT năm 2016 dự kiến trong ba ngày; có nhiều điều chỉnh về chế độ ưu tiên và tăng hơn quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH.

Sáng 22-10, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2015-2016 khối ĐH-CĐ. Bộ GD&ĐT đã đưa ra những ý tưởng ban đầu về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2016 để các đại biểu thảo luận.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, kỳ thi THPT quốc gian năm 2016 dự kiến sẽ được tổ chức với một số điều chỉnh, bổ sung như sau:

Kỳ thi dự kiến được tổ chức trong ba ngày 13, 14, 15-6. Tiếp tục tổ chức cụm thi tỉnh và cụm thi liên tỉnh như năm 2015 với một số điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, tăng cường phối hợp, hỗ trợ của các trường ĐH. Thí sinh vùng giáp ranh giữa các cụm thi được linh hoạt lựa chọn cụm thi thuận tiện, các vùng đặc thù có nhiều khó khăn sẽ được xem xét để đặt các điểm thi thuận lợi cho thí sinh.

Theo ông Ga, đề thi tiếp tục được ra theo hướng đánh giá năng lực, có độ phân hóa tốt hơn để đánh giá khách quan năng lực thí sinh, đáp ứng mục tiêu của kỳ thi.

Bổ sung, nâng cấp để hoàn thiện hệ thống phần mềm trên nguyên tắc tăng cường ứng dụng CNTT vào các khâu của kỳ thi, khắc phục những vấn đề kỹ thuật, sẵn sàng đáp ứng cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 và những năm tiếp theo.

 

Việc xét tuyển kéo dài đã gây rối loạn trong công tác tuyển sinh vừa qua. Ảnh: Phong Điền 

Về chế độ ưu tiên, ông Ga cho biết sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với các quy định hiện hành và tình hình thực tiễn.

Sau khi hoàn thành việc chấm thi và lên điểm, các cụm thi cập nhật dữ liệu điểm thi vào hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT, tăng thêm các cổng công bố kết quả thi để tạo thuận lợi hơn cho thí sinh.

Việc xét tuyển vào ĐH-CĐ dựa trên kết quả thi THPT quốc gia sẽ có một số điều chỉnh trên cơ sở rút kinh nghiệm công tác tuyển sinh năm 2015 "theo hướng tăng quyền chủ động cho các trường" – ông Ga khẳng định.

Thứ trưởng Ga cho biết dự kiến sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, các trường ĐH-CĐ tự chủ tổ chức tuyển sinh. Bộ GD&ĐT quy định thời gian bắt đầu và thời gian báo cáo kết quả tuyển sinh; quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm.

“Bộ có thể quy định các đợt xét tuyển trên cơ sở các mức điểm khác nhau của thí sinh theo thứ tự từ trên cao xuống thấp để giảm rủi ro cho thí sinh và giảm thí sinh ảo cho các trường. Mỗi đợt xét tuyển sẽ diễn ra 5-7 ngày” – Thứ trưởng Ga nói.

Thời gian xét tuyển kéo dài gây rối loạn tuyển sinh

 

Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nhìn nhận như vậy. Ông Ga cho biết, tính đến 15-9, 443 trường ĐH, CĐ cả nước đã tuyển được hơn 554.900 sinh viên, đạt hơn 85% chỉ tiêu tuyển sinh. 
Tuy nhiên, thời gian xét tuyển đợt 1 dài 20 ngày và cho thí sinh được thay đổi nguyện vọng đăng kí xét tuyển không hạn chế số lần rút hồ sơ đăng kí xét tuyển là chưa hợp lý. Một số trường tốp trên quy định điều kiện nhận đăng kí xét tuyển từ ngưỡng đảm bảo chất lượng tối thiểu nên lượng thí sinh đăng kí xét tuyển lớn, gây xáo trộn trong những ngày cuối đợt. 
Tình trạng này diễn ra trong khoảng 30 trường ĐH trong tổng số hơn 400 trường ĐH, CĐ, với số lượng thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng kí xét tuyển chiếm 8,7% nhưng do tập trung ở một số ít trường nên gây ra hình ảnh không tốt trong dư luận. "Những bất cập này đã được khắc phục kịp thời trong các đợt đăng kí xét tuyển sau", ông Ga, nói. 

 

Nguồn: HUY HÀ – PHONG ĐIỀN ( PL TPHCM )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *