Bên bờ hạnh phúc

Đây là vấn đề được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) đặt ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, chiều 10/7.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: VGP/Lê Sơn

 

 

Tham dự Hội nghị có thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết trong 6 tháng đầu năm 2015, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh phối hợp đấu tranh có hiệu quả, phát hiện bắt giữ và xử lý 95.832 vụ vi phạm (tăng 33,9% so với cùng kỳ 2014); thu nộp ngân sách Nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế ước đạt hơn 4.363 tỷ đồng (tăng 6,6% so với cùng kỳ); khởi tố 699 vụ án với 819 đối tượng.

Thực hiện nghiêm Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 6 tháng đầu năm, các lực lượng chống buôn lậu đã thu được kết quả lớn. Tuy nhiên, hoạt động chống buôn lậu vẫn chưa đáp ứng được tình hình; nhiều địa phương, nhiều ngành còn sơ hở, chưa nhận thức đầy đủ về công tác này.

Phó Thủ tướng cho rằng, để chống buôn lậu hiệu quả hơn nữa đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 41/NQ-CP về đẩy mạnh công tác chống buôn lậu; luân chuyển cán bộ chống buôn lậu để hạn chế việc bắt tay với buôn lậu; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xây dựng biện pháp nghiệp vụ chống lại việc dung túng, bảo kê cho buôn lậu; đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, vận động trên các phương tiện truyền thông về chống buôn lậu trong các tầng lớp nhân dân; tiếp tục cải cách hành chính và môi trường đầu tư để minh bạch hóa, chuyên nghiệp hóa nhằm hạn chế tham nhũng, tiêu cực và nâng cao chất lượng hàng hóa và giá thành sản phẩm trong nước.

Phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị liên quan

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã đưa ra kế hoạch cụ thể để triển khai Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ thời gian tới đối với các bộ, ngành, địa phương.

Về hành lang pháp lý, cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về pháp luật, chế độ, chính sách đang bị các đối tượng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như chính sách ưu đãi đối với hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, chính sách ưu đãi về thuế đối với khu kinh tế cửa khẩu, chính sách quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, công tác quản lý, cho thuê kho bãi, nhà xưởng, đất quốc phòng…

Đặc biệt, trong kế hoạch này, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã phân công trách nhiệm theo tuyến, địa bàn, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cơ quan chức năng; giao chỉ tiêu đấu tranh, bắt giữ, chịu trách nhiệm nếu có vi phạm xảy ra.

Cụ thể, Bộ đội Biên phòng chủ trì đấu tranh, tuần tra, kiểm soát chặt chẽ đường mòn lối mở, kênh, sông trên tuyến biên giới. Cảnh sát Biển chịu trách nhiệm trên các vùng biển. Lực lượng Hải quan chịu trách nhiệm kiểm soát tại cửa khẩu đường bộ, cảng sông, cảng biển quốc tế, cảng hàng không, bưu điện quốc tế, xác lập chuyên án để bắt giữ các đối tượng cầm đầu, tổ chức vi phạm. Lực lượng Công an nắm chắc các tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm, xác lập các chuyên án đấu tranh với các đối tượng cầm đầu, chủ mưu, triệt phá tận gốc các đường dây, ổ nhóm, không để xảy ra các điểm nóng về buôn lậu. Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại, phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá các tụ điểm tập kết, kinh doanh hàng lậu, vi phạm an toàn thực phẩm. Các cơ quan quản lý chuyên ngành hằng năm xây dựng kế hoạch, chương trình hành động nhằm giải quyết cơ bản tình trạng sản xuất, kinh doanh dược phẩm, thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc…

Xử lý nghiêm các vi phạm

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, cần siết chặt đội ngũ các lực lượng chức năng liên quan đến công tác chống buôn lậu. Điển hình như lực lượng thuế, hải quan mấy năm qua đã xử lý nghiêm khắc hàng trăm cán bộ vi phạm kỷ luật, có nhiều trường hợp phải truy tố hình sự, loại khỏi ngành…

Cũng tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng cho biết tình hình buôn lậu có giảm so với cùng kỳ nhưng nổi lên nhiều vấn đề phức tạp như các đối tượng lợi dụng cơ chế quản lý rủi ro trong thông quan hàng hóa để chọn luồng thông quan.  

Một trong những vấn đề bức xúc trên địa bàn TPHCM là buôn lậu thuốc lá ngoại được vận chuyển vào thành phố bằng xe mô tô, ô tô với thủ đoạn tinh vi như thay đổi cung đường, thay đổi kết cấu phương tiện, đóng giả là sinh viên để vận chuyển hàng lậu… “Cần truy tố hình sự nếu đối tượng buôn lậu 500 gói thuốc trở lên, thay vì 1.500 gói thuốc mới xử lý hình sự như quy định hiện nay”, bà Nguyễn Thị Hồng kiến nghị.

Trong 6 tháng qua, các lực lượng đã thanh kiểm tra hơn 33.000 vụ, phạt hiện vi phạm hơn 22.000 vụ, qua đó đã thu tiền phạt và thu nộp ngân sách là hơn 1.500 tỷ đồng, khởi tố 76 vụ án, tiếp tục hoàn tất khởi tố các vụ án khác trên tinh thần xử lý nghiêm.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cũng cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2015, Hà Nội đã bắt giữ, tịch thu, tiêu hủy và xử phạt hàng hóa buôn lậu với tổng số tiền lên tới 1.057 tỷ đồng.

Đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: 
Điện thoại: 0981.389.389 và 0961.389.389. 
Fax: 04.3944.0848.
Email: bcd389@customs.gov.vn.

 

 

 

 

 

 

Địa chỉ tiếp nhận đơn, thư, văn bản: Tầng 14, tòa nhà Tổng cục Hải quan, lô E3, đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

 

 

 

Đường dây nóng của Bộ Quốc phòng:

 

 

 

Điện thoại: 069.696.159.

 

 

 

Fax: 069.551.567.

 

 

 

Hệ dữ liệu được đăng tải trên Cổng TTĐT Bộ Tư pháp, Chuyên mục “Tình hình thi hành pháp luật” tại địa chỉ: http://www.moj.gov.vn/thpl.

 

 

 

Nguồn: Lê Sơn ( Chinhphu.vn )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *