Đối với những người từng vướng vào ma túy, việc làm sao để cai nghiện và trở lại với cuộc sống là điều không hề dễ dàng. Họ rất cần sự cảm thông và hỗ trợ, động viên từ gia đình cộng đồng. Hiểu được điều này, thời gian qua các cấp chính quyền địa phương và nhiều gia đình đã tìm cách tạo điều kiện để người sau cai nghiện làm lại cuộc đời. Nhờ vậy, nhiều người không những từ bỏ được ma túy, hòa nhập với cộng đồng, mà còn trở thành người có ích cho xã hội.
Những môn học như Toán, Lý, Hóa đối với nhiều em học sinh có thể nói là một nỗi ám ảnh, bởi những môn học này thường khô khan, không dễ để tiếp nhận. Hiểu được nỗi lòng đó, một người thầy dạy Vật lý ở Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (quận Thủ Đức, TP.HCM) đã mày mò và tái chế từ rác thải thành những vật dụng hỗ trợ dạy học rất sinh động và thiết thực.
Trong cuộc sống hiện đại, vì guồng quay công việc hay một lý do nào đó mà tình yêu với nhiều người không còn là tất cả, việc kết hôn hay không cũng không còn là vấn đề khiến họ phải đặt nặng và quan tâm. Rất nhiều người dần cảm thấy hài lòng với cuộc sống độc thân tự do, thoải mái, không ràng buộc.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, cả nước có hơn 13.000 cơ sở y tế, mỗi năm điều trị hơn 150 triệu lượt bệnh nhân và trên 300 triệu lượt người khám ngoại trú. Mỗi bệnh nhân thường đi kèm 1-2 người nhà nên lượng rác thải ra rất lớn. Theo báo cáo nhanh từ một số bệnh viện, có khoảng 5% trong số chất thải y tế phát sinh là chất thải nhựa, tương đương 22 tấn/ngày. Do đó, các bệnh viện phải là đơn vị tiên phong hạn chế rác thải nhựa, từ đó lan toả đến nhiều bệnh nhân ý thức hạn chế rải nhựa trong đời sống hàng này.
Trước tác hại của rác thải nhựa, thời gian qua đã có nhiều việc làm để góp phần bảo vệ môi trường rất đáng ghi nhận. Bảo vệ môi trường, việc làm tưởng chừng lớn nhưng lại bắt đầu từ những điều hết sức đơn giản, đó chính là từ ý thức của mỗi chúng ta. Và câu chuyện về một cô gái ở Hà Nội với cửa hàng "nói không với rác thải", đặc biệt là rác thải nhựa tiếp tục là câu chuyện làm lan tỏa thông điệp ý nghĩa này đến với nhiều người.
Với tinh thần ham học hỏi, đam mê sáng tạo trong lĩnh vực khoa học công nghệ, thời gian qua, dù còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng đã có rất nhiều bạn trẻ đã tìm tòi nghiên cứu để làm ra những sản phẩm mang giá trị thiết thực trong cuộc sống. Việc làm của các em rất đáng ghi nhận và là câu chuyện về tinh thần ham học hỏi, sáng tạo rất cần được nhân rộng, lan tỏa.
Ở TP.HCM, có một lớp học đặc biệt. Các em nhỏ ở đây đều khó khăn, có em phải làm những công việc mưu sinh, vất vả; có em chậm phát triển… Dù vậy, lớp học này luôn rộng cửa với các em, giúp nhiều trường hợp vượt qua nghịch cảnh, vươn lên có cuộc sống tốt đẹp.
Xiếc tre là một loại hình nghệ thuật xiếc đương đại sử dụng tre làm đạo cụ phục vụ cho vở diễn xiếc. Nghệ thuật xiếc kết hợp cùng tre và những nỗ lực của người diễn viên đã tạo nên những vở xiếc tre sinh động, không chỉ trình diễn trong nước mà còn lưu diễn nhiều nơi trên thế giới, giới thiệu con người, đất nước Việt Nam với bạn bè năm châu.
Giữa guồng quay nhộn nhịp của thành phố vẫn luôn xuất hiện những câu chuyện ấm lòng khiến ta phải chậm lại nghĩ suy. Câu chuyện về anh bảo vệ kiêm sửa xe với khẩu hiệu "có tiền cũng vá, không tiền cũng vá" dù cho nửa đêm là một ví dụ điển hình. Người đàn ông tốt bụng này là anh Nguyễn Văn Hiếu quê ở Tiền Giang hiện đang sinh sống và làm việc ở Quận 4, TP.HCM.