Bên bờ hạnh phúc

Ngày nay, cá ở ĐBSCL ngày một ít đi, nên người dân quê không đủ cá để tự làm mắm. Mắm cá đồng cung cho người dân đồng bằng và cả người thành thị, đa số được làm từ Cà Mau, Kiên Giang, An Giang. Ca dao đã có câu :

“Con cá làm ra con mắm,
Vợ chồng già thương lắm, mình ơi”.

“Con cá làm ra con mắm”. Ngày trước, đến tháng giêng, tháng hai âm lịch là lúc người dân đồng bằng xong mùa lúa và “chắt đập”, “chắt đìa”…, mỗi nhà có điều kiện kiếm được từ một đến vài giạ cá. Cá lóc, cá trê, cá rô, cá sặc… nhiều quá không thể ăn hết. Vì thế, người ta phải làm mắm để ăn dần.

Ở đồng quê, từ tháng năm đến tháng tám âm lịch, mưa nhiều. Đôi khi mưa liền mấy ngày, không đi bắt cá được, người dân quê bắt đầu "giở mắm" ra ăn. Mắm làm bằng cá đồng, người ta gọi là mắm đồng (để phân biệt với mắm làm bằng cá biển). Mắm đồng mới giở có mùi thơm rất hấp dẫn.

Mắm sặc, mắm rô, mắm lóc mới giở có mùi thơm rất hấp dẫn. Mắm sặc, mắm rô, mắm lóc mới giở chưng, kho hoặc nấu lẩu mắm ăn rất ngon. Người ta cũng có thể ăn mắm lúc chưa chưng (gọi là mắm sống). Mắm sống ăn với bần chua thì rất tuyệt. Nhưng phải nói, trong những ngày mưa mùa, gia đình không có ai ra ruộng, cả nhà ăn cơm cùng nhau với món mắm mới giở thì rất ngon. Ăn cơm với mắm đồng, ngon nhất vẫn là mắm sống ăn với gừng non.

Ăn mắm sống với gừng non nếu ai không quen thì khó ăn, nhưng với người sống ở quê thì đây là món ăn quen thuộc. Những con mắm mới giở để nguyên xi không có trộn gia vị. Gừng non mới đào từ vườn đem vào rửa sạch.

“Cơm nóng, mắm sống, gừng non”… Đấy là những bữa ăn rất khoái khẩu của không ít người dân quê ở ĐBSCL. Những bữa ăn mang hương vị quê nghèo mà những người đi xa còn nhớ mãi. Riêng ở huyện Bình Minh, người dân quê còn có mắm sống ăn với khoai lang nấu và rau sống khá ngon, lạ miệng. Có dịp mời bạn thử xem.


Vân Phương Thảo – Báo Vĩnh Long

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *