Bên bờ hạnh phúc

  Nếu người Châu Âu thích dùng sữa chế biến thành phô-mai để có thể dùng lâu ngày, nếu người Việt Nam thích ngâm dưa giá để dùng trong những ngày lễ tết, thì các quốc gia Á Đông khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc lại vô cùng ưa chuộng món rau muối hoặc kim chi.

Từ Trung Quốc 
    Tương truyền vào thời kỳ Tam Quốc, khi Gia Cát Lượng cùng đoàn quân binh đến Tứ Xuyên, do không quen thủy thổ nên ông và binh lính không ăn uống được, cơ thể mỏi mệt, giảm sức chiến đấu. Mãi đến khi xuống Tân Phồn, được ăn rau muối, họ mới lấy lại tinh thần và chiến đấu anh dũng hơn. Từ đó, tiếng tăm “rau muối Tân Phồn” lan khắp Trung Quốc.
  Rau muối là loại thực phẩm được chế biến từ sự phối hợp của các loại rau. Nó gần gũi với bữa ăn gia đình nên hầu như mọi phụ nữ Trung Quốc đều biết làm. Tuy nhiên, tùy theo tay nghề chế biến, khẩu vị của từng người và cách ướp chế truyền thống của mỗi gia đình mà rau muối có hương vị khác nhau. Có đến hơn một ngàn loại rau muối… Ngoài các loại rau củ, người ta còn sử dụng rau thơm, rau cần tây… để làm nguyên liệu. Dùng tương đậu nành, tiêu và các hương liệu khác để làm gia vị. Sau khi ướp chế theo khẩu vị riêng, rau muối sẽ được ngâm với muối, nước hoặc rượu, giấm và có cả dầu. Có loại rau muối ướp xong dùng được ngay như rau muối Shi-jin, và cũng có loại phải ướp một năm mới ăn được như rau muối Xi-jiao. Ngoài ra, để hấp dẫn du khách, nhiều nhà hàng còn tự ướp chế các loại rau muối khác nhau.
  Rau muối chủ yếu là món để khai vị. mặt khác, sau khi dùng món có nhiều dầu, ăn rau muối sẽ thấy ngon miệng hơn. Chính vì thế, ở Trung Quốc, món rau muối luôn được dùng với cơm để bữa ăn thêm phần ngon miệng.

Đến Hàn Quốc 
  Nhắc đến Hàn Quốc, người ta nhớ ngay đến món kim chi. Từ rất lâu, kim chi đã trở thành món ăn mang tính đặc trưng cho xứ sở này. Do khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông khiến các loại rau củ không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày nên người Hàn Quốc nghĩ ra cách chế biến rau củ sao cho có thể sử dụng trong thời gian dài. Chính vì vậy, kim chi trở thành món ăn rất quan trọng của người Hàn Quốc. Được ướp vào mùa thu, kim chi có thể để dành ăn dần từ đầu mùa đông đến giữa mùa xuân.
  Kim chi được làm từ hơn một trăm loại rau củ. Nguyên liệu thường được dùng nhất chính là cải bắc thảo. Đầu tiên, cải bắc thảo được ướp muối một thời gian, nếu ướp chế kim chi vào mùa đông phải mất khoảng 3 tháng. Sau đó, tiếp tục ướp thêm gia vị như muối, tỏi, hành, gừng, tiêu xay, tôm muối. Mỗi nguyên liệu đều làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho kim chi. Có thể dùng thêm thịt cua tươi hoặc tôm để ướp, thậm chí có thể sử dụng cả cá thì kim chi vẫn không có mùi tanh. Nếu muốn có kim chi dùng được ngay phải thêm nhiều gia vị. Ngược lại, nếu muốn để một thời gian sau mới dùng thì giảm bớt gia vị. Ngoài kim chi cải bắc thảo, còn có các loại kim chi khác như kim chi củ cải trắng, kim chi rau cần, kim chi dưa leo vv… Tùy theo nguyên liệu và khu vực mà chọn gia vị, nhưng trên cơ bản, các loại kim chi đều có gia vị giống nhau. Người Hàn Quốc thích cho mì vào trong canh kim chi, hoặc khi tiêu hóa không tốt, họ thường uống canh kim chi. Để kim chi lên men và thêm ngon, người ta thường đặt nó vào chậu sành, trên mặt chậu có lỗ nhỏ giúp kim chi hấp thu không khí.
Ngày nay, kim chi đã trở thành món ăn phổ biến, đặc biệt là mang đậm nét văn hóa truyền thống bởi một phong vị độc đáo rất Hàn Quốc.

Và sang Nhật Bản
  Bắt nguồn từ Hàn Quốc, giá trị dinh dưỡng và hương vị của kim chi đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia và đã được đất nước Nhật Bản nồng nhiệt tiếp nhận. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có rất nhiều loại rau muối.
Được gia nhập từ Hàn Quốc, nhưng người Nhật đã chế biến và thay đổi một vài nguyên liệu của kim chi để phù hợp khẩu vị người dân địa phương. Điều này đã tạo nên sự khác biệt với kim chi Hàn Quốc và tạo một dấu ấn riêng cho kim chi Nhật Bản. Vùng Hikone, thuộc khu tự trị Shiga, kim chi được xem là đặc sản, mọi người dân trong thôn đều tập trung ướp chế kim chi. Người Nhật Bản gọi đây là kim chi Nhật Bản. Kim chi Nhật ngọt hơn kim chi Hàn, chủng loại và phân lượng của gia vị ướp kim chi cũng khác. Kim chi Hàn Quốc chứa nhiều men vi khuẩn, viatmin và chất dinh dưỡng. Trong khi đó, kim chi Nhật Bản chưa qua quá trình lên men và ướp chế, nên chứa rất ít chất men vi sinh và chất dinh dưỡng.
  Là nơi phản ánh rõ nét nhất về văn hóa ẩm thực truyền thống của Nhật Bản, thành phố Kyoto cũng chính là nơi bắt nguồn của rau muối. Loại rau muối được yêu thích nhất ở Nhật Bản được làm từ quả mơ. Đối với người Nhật, quả mơ muối là một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vị chua của quả mơ kích thích vị giác của người ăn, đồng thời mơ còn có tác dụng sát khuẩn và trung hòa độc tố. Mơ muối được chế biến khá đơn giản. Rửa sạch mơ tươi, sau đó cho vào khoảng 18 – 20% muối, để 2 – 3 ngày cho ti

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *