Bên bờ hạnh phúc

Mới đây, Bộ Y tế vừa đưa ra thông tin, chất tạo nạc được sử dụng trong chăn nuôi bị phát hiện chủ yếu là Salbutamol, đây là một trong ba chất thuộc nhóm beta-agonist, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Được biết, nếu ăn thịt lợn có chứa chất tạo nạc Salbutamol trong thời gian dài, phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú, suy yếu hệ thống miễn dịch…

Ngoài Salbutanol, Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng khuyến cáo chất Clenbuterol nằm trong nhóm β-agonist, bị cấm sử dụng trong thức ăn gia súc. Những người ăn thịt có chứa tồn dư clenbuterol có thể gặp các triệu chứng bao gồm nhịp tim nhanh, chóng mặt, nhức đầu, run, căng thẳng, và thậm chí có thể gây chết người nếu có nồng độ clenbuterol cao.

Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, tình trạng thịt lợn được nuôi bằng các loại thức ăn chứa hóa chất cấm vẫn còn tràn lan trên thị trường. Không còn cách nào khác, những người nội trợ đành phải tự trang bị cho mình cách chọn lựa thông minh để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình.

Dưới đây là một số hướng dẫn cách phân biệt thịt lợn chứa chất tạo nạc bạn hoàn toàn có thể nhìn bằng mắt thường:

Da và lớp mỡ dưới da mỏng dưới 1cm

Thịt lợn chứa chất tạo nạc, lớp mỡ và da rất mỏng, dày dưới 1cm. Ảnh: Internet.

 

Theo các chuyên gia nông nghiệp, lợn nếu được nuôi bằng hóa chất tạo nạc thì da mỏng hẳn. Khi lợn còn sống, da có độ căng bất thường, có cảm giác như bị ứ nước bên trọng. Khi chọn thịt cần tránh loại mà lớp mỡ dưới da mỏng, lỏng lẻo, dày chưa đến 1 cm. Lớp mỡ của lợn nuôi bình thường dày từ 1,5-2cm.

Thịt có màu đỏ khác thường

Thịt lợn có chứa chất siêu nạc thường có màu đỏ khác thường, sáng và bóng và có những quầng đỏ thâm dưới da trong khi thịt heo giống siàu nạc nuôi theo kỹ thuật thông thường không sử dụng chất tạo nạc sẽ có màu hồng tươi, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều, khi chế biến có mùi thơm, không bị ra nước.

Thịt lợn chứa chất tạo nạc có màu đỏ bất thường (trái). Thịt lợn thường màu hồng tự nhiên (phải).

 

Loại thịt lợn ăn chất siêu nạc tích nước nhiều, có độ ẩm cao, mắt trên thớ thịt không được mịn, thớ thịt ngắn, độ săn chắc kém. Ở bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò.

Phần nạc và mỡ tách rời

Quan sát kỹ chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời thịt chảy nước dịch vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc có sử dụng hóa chất.

Thịt mềm, khó thái

Thịt lợn chứa chất tạo nạc thường mềm, khó thái, không đứng thẳng được trên bàn. Ảnh minh họa.

 

Một cách phân biệt nữa là sau khi mua thịt về, có thể thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn, khi dùng tay ấn vào miếng thịt và lấy ra thì miếng thịt không trở về hình dạng ban đầu chứng tỏ thịt heo này có độ đàn hồi kém.

Độ đàn hồi

Miếng thịt bình thường có độ đàn hồi rất tốt, thớ thịt trông rõ ràng, không để lại vết lõm khi lấy tay ấn vào. Miếng thịt siêu nạc lại mềm hơn, ấn vào thấy hơi nhũn và không có độ đàn hồi.

Thịt nấu lên nhiều váng, mùi khó chịu

Thịt bình thường nấu lên có mùi thơm, không tạo váng, không ra nhiều nước. Ngược lại, thịt có chất tạo nạc thường ra nhiều nước, khi nấu lên cũng có mùi không thơm như tự nhiên, khi ăn có cảm giác bị khô.

Nguồn: Nhã Nam (NĐT )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *