Bên bờ hạnh phúc

Trong thế giới động vật, những con tắc kè đực sở hữu chiếc lưỡi thật đáng sợ. Chúng chỉ sử dụng vũ khí này để tấn công con mồi.

Tắc kè

Tắc kè gần như không bao giờ để con mồi trốn thoát. Cái lưỡi của chúng có thể được bắn đi với vận tốc hơn 5m/giây. Đầu lưỡi của nó là một giác hút hình cái tách, có thể tóm bắt con mồi dễ dàng. Cái lưỡi của loài bò sát này dài gấp hai lần chiều dài cơ thể chúng. Nhưng chỉ riêng cơ lưỡi không thể giúp cái lưỡi đạt được sức công phá mạnh mẽ như thế. Tắc kè cần có sự hợp tác của những sợi collagen nằm bên trong cái lưỡi.

Loài cá heo Bu-tu cũng có cách săn mồi tương tự, thậm chí nó không cần chạm đến nạn nhân. Loài vật này có đôi mắt nhỏ nhưng luôn có sự liên kết tốt trong điều kiện sống tối tăm ở A-ma-zôn. Điều này có nghĩa là loài cá Bu-tu không cần đến thị giác để tìm kiếm con mồi. Chúng sử dụng phương pháp định vị bằng sóng âm. Ở phần đầu của cá heo Bu-tu có một công cụ đặc biệt có thể gởi và nhận sóng âm. Khi phát hiện mục tiêu, cá heo sẽ sử dụng một thứ vũ khí vô hình làm con mồi cảm thấy choáng váng. Chùm tia sóng âm cao và dày đặc có thể làm bất tỉnh, thậm chí giết chết con mồi. Kỹ thuật độc đáo này chỉ có ở một số loài cá heo và cá voi. Điều này giải thích tại sao cá heo Bu-tu trở thành nhà vô địch trong dòng nước tối tăm của A-ma-zôn.

Loài rắn độc Ga-bun của châu Phi cần phải ở cạnh bên nạn nhân mới phát huy được thế mạnh săn mồi. Nó là loài rắn có răng nanh dài nhất và chiều dài răng nanh có thể lên đến 5cm. Thông thường, răng nanh của rắn thường xếp xuôi trên vòm miệng. Chỉ khi nào tấn công con mồi hay bị uy hiếp, nó mới sử dụng đến vũ khí bí mật của mình.

Các đường hoa văn trên da giúp rắn ngụy trang khá tốt trong những chiếc lá khô. Nó trải qua phần lớn thời gian trong ngày nằm bất động để chờ đợi con mồi đi ngang qua. Bên cạnh đó, rắn cũng săn tìm thức ăn qua không khí nhờ vào chiếc lưỡi chẻ đôi. Do sở hữu một cơ quan định hướng rất chính xác, nên con rắn có thể biết được vị trí của con mồi. Rắn thường xuất hiện một cách nhẹ nhàng để con mồi không thể nhận biết được. Nó tấn công con mồi với vận tốc cực nhanh.

Răng nanh của rắn độc Ga-bun có thể dài đến 5cm

Răng nanh sẽ được sử dụng một cách hợp lý. Đầu tiên, răng nanh được đưa ra phía trước. Bước kế đến là cắm sâu vào cơ thể nạn nhân. Nó đâm xuyên qua tim và bắt đầu tiêm nọc độc. Nọc độc sẽ tiêu hủy các hồng cầu và mạch máu của con mồi trong vòng vài phút.

Tuy nhiên, nọc độc của rắn Ga-bun khá yếu, nên nó cần răng nanh to lớn để tiêm thật nhiều nọc độc vào cơ thể con mồi. Chính số lượng chứ không phải chất lượng nọc độc đã giúp rắn Ga-bun có được thứ vũ khí nguy hiểm chết người.

Nếu răng nanh là công cụ để rắn phân phối nọc độc thì một con vật săn mồi khác của châu Phi lại sử dụng ngòi châm để tìm chất độc. Với cặp càng sắc bén và ngòi châm nọc độc rất nhọn, loài bọ cạp đã được bảo vệ bằng một bộ áo giáp thật kỳ lạ. Hầu hết các con mồi đều không thể tránh khỏi đôi càng và ngòi châm của nó.

Tình trạng tê liệt do nọc độc của bọ cạp sẽ diễn ra rất nhanh. Đầu ngòi châm của bọ cạp có chứa 2 túi nọc độc. Chúng được điều tiết đến kim châm rỗng, cong nhưng sắc bén. Nọc độc của bọ cạp có thể giết chết bất cứ con vật nào.

Với cặp càng sắc bén và ngòi châm nọc độc rất nhọn, loài bọ cạp đã được bảo vệ bằng một bộ áo giáp thật kỳ lạ

Bọ cạp thích nhất là các loài côn trùng. Các sợi lông nhạy cảm trên chân của bọ cạp có thể cảm nhận được những rung động khi con mồi tiến lại gần. Bằng cách lần theo các rung động, bọ cạp có thể biết rõ con mồi đang ở đâu.

Rồng Cô-mô-đô là loài vật không có nọc độc, nhưng nhát cắn của nó cũng nguy hiểm như của rắn độc và bọ cạp. Sự hung tợn của rồng Cô-mô-đô được phô bày trên lớp da của nó. Chúng có bàn chân đầy móng vuốt để xé thịt và cái đuôi dài mạnh khỏe để quất con mồi. Rồng không hạ ngục con mồi giống như sư tử, mà áp dụng những phương pháp khác. Chúng chỉ thích những con mồi đã chết và sử dụng cái lưỡi để đánh hơi con mồi.

Thịt hôi thối là lựa chọn hàng đầu của loài thằn lằn khổng lồ này. Chúng ăn bất cứ thứ gì từ xương đến ruột của con mồi và thậm chí không cần biết đến con mồi là kẻ như thế nào. Thế nhưng, không giống hầu hết các loài dọn xác thối, rồng Cô-mô-đô không đánh cắp thức ăn của các kẻ săn mồi khác. Chúng tự tìm kiếm và giết chết con mồi để làm thức ăn.

Rồng Cô-mô-đô có bàn chân đầy móng vuốt để xé thịt và cái đuôi dài mạnh khỏe để quất con mồi

Sau mỗi bữa ăn, thức ăn thừa bám trên răng của rồng đã trở thành món ngon cho cả một quần thể vi khuẩn, vi rút sống trong miệng của nó. Khi bị rồng cắn, con mồi sẽ bị viêm nhiễm trầm trọng. Nước bọt độc hại của rồng có thể giết chết con mồi trong vòng một tuần. Sau khi con mồi đã chết, họ hàng của rồng sẽ kéo đến thưởng thức thịt thối. Cổ họng và hàm to lớn cho phép chúng nuốt một khối thịt lớn. Điều đáng ngạc nhiên là nhát cắn đầy chất độc của con rồng không ảnh hưởng gì đến những con đồng loại. Vì thế, vũ khí lợi hại của rồng chỉ phát huy hiệu quả đối với các con mồi.

Mỗi khi quan sát thế giới tự nhiên, chúng ta sẽ thấy mỗi loài sở hữu những thứ vũ khí săn mồi đáng ngạc nhiên. Từ các loại vũ khí săn mồi rõ nhất đến vô hình, từ các cú tiêm hóa chất đến các vũ khí sinh học, tất cả đều hữu dụng cho từng loài. Một số vũ khí được sử dụng theo bản năng. Số khác đòi hỏi sự tư duy rất thông minh. Nhờ vậy, thế giới muôn loài luôn đầy bí ẩn và các loài vẫn sử dụng những thứ vũ khí kia để bảo tồn nòi giống của mình.

Minh Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *