Bên bờ hạnh phúc

Điều thú vị nhất trong thế giới loài vật là dù cùng một giống loài nhưng khi sống trong những môi trường khác nhau thì chúng sẽ có cách thích nghi khác nhau để sinh tồn.

Gấu trắng Bắc cực

Cực Bắc của trái đất có thời tiết lạnh giá, có nhiều tuyết và gió. Loài gấu Bắc Cực sở hữu lớp mỡ và bộ lông dày giúp chúng có cơ thể khi ở bên trên lẫn bên dưới mặt nước. Cá voi trắng, cá voi sát thủ, loài cú tuyết là những loài có khả năng thích nghi trong môi trường lạnh giá.

Tuyết có màu trắng nên nhiều loài vật sống ở Bắc Cực cũng có màu trắng, ngụy trang hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Một số loài vật, như cáo Bắc Cực chẳng hạn, có bộ lông trắng và sẽ chuyển sang màu nâu vào mùa hè. Bộ lông dày giúp chúng giữ ấm cơ thể. Cái đuôi dài rậm rạp giúp con cáo nhanh chóng thay đổi hướng khi săn mồi. Ngoài ra, cái đuôi còn giúp cho mũi và bàn chân con cáo được ấm áp khi nó cuộn mình lại ngủ.

Cáo Bắc Cực có bộ lông trắng và sẽ chuyển sang màu nâu vào mùa hè. Bộ lông dày giúp chúng giữ ấm cơ thể.

Vành tai của cáo nhỏ, làm giảm thiểu sự thoát hơi nóng. Móng vuốt cong và mạnh mẽ là công cụ săn mồi hiệu quả. Loài cáo Bắc Cực được xem là loài vật sống trên cạn có nguy cơ bị tuyệt chủng cao ở cực Bắc của trái đất.

Nai tuyết là loài vật có sừng ấn tượng nhất trong vùng núi lạnh lẽo. Nai tuyết còn có tên gọi khác là tuần lộc với cặp gạc phủ lớp nhung bên ngoài. Những cặp gạc này rụng hằng năm và chủ yếu dùng để trang trí, hiếm khi dùng để tấn công kẻ thù hay con mồi.

Nai tuyết là loài vật có sừng ấn tượng nhất trong vùng núi lạnh lẽo.

Trái ngược với vùng Bắc Cực lạnh giá, sa mạc có khí hậu khô cằn khắc nghiệt. Ở sa mạc, khí hậu nóng bức vào ban ngày, nhưng đêm xuống, nhiệt độ hạ thấp đột ngột. Một số sa mạc còn có tuyết.

Loài mèo cộc đuôi cũng có bộ lông rậm rạp nhằm giúp nó chống lại màn đêm lạnh giá của sa mạc. Bàn chân và gan bàn chân của loài mèo này được phủ bằng những sợi lông dài, giúp nó tránh khỏi sức nóng trên mặt cát nóng bỏng. Vành tai lớn hình tam giác cho phép nó lắng nghe được những tiếng động nhỏ trong khoảng cách xa, thậm chí tiếng gậm nhấm của những con thú ẩn náu bên dưới mặt đất.

Có lẽ loài vật thích nghi tốt nhất với khí hậu sa mạc là loài lạc đà. Lạc đà là một loài thú có vú, to lớn và mạnh mẽ. Lạc đà có một bướu gọi là lạc đà Ả Rập, sống trên những vùng sa mạc khô cằn và nóng bức ở Bắc Phi.

Lạc đà một bướu

Lạc đà có hai bướu gọi là lạc đà Bactrian, sinh sống ở những sa mạc Châu Á. Trước kia, người ta quan niệm bướu là nơi lạc đà tích trữ nước. Thật ra, bướu là nơi tích trữ mỡ. Cái bướu càng to lớn thì con lạc đà càng khỏe mạnh. Cái bướu sẽ teo nhỏ khi con lạc đà không ăn thức ăn. Lạc đà cũng tích trữ nước, nhưng là tích trữ trong những cái túi xung quanh dạ dày.

Lạc đà có hai bướu gọi là lạc đà Bactrian, sinh sống ở những sa mạc ở Châu Á

Ngoài tích trữ mỡ và nước, lạc đà còn thích nghi với cuộc sống ở sa mạc bằng bàn chân to, mở rộng ra khi chúng bước đi, nhờ thế, chúng không bị trượt trên cát. Để bảo vệ mình trước những cơn bão cát, trên ngực và đầu gối của chúng có những miếng đệm da với lỗ mũi đóng kín. Những sợi lông mọc trong tai có tác dụng ngăn không cho cát bay vào.

Lạc đà còn có hai hàng lông mi rậm rạp ngăn cát bay vào mắt

Lạc đà còn có hai hàng lông mi rậm rạp ngăn cát bay vào mắt. Miệng lạc đà rất mạnh mẽ, cho phép chúng nhai ngấu nghiến những loài thực vật có gai sống trong sa mạc.

Rắn đuôi chuông cũng là một loài vật sinh sống trong vùng sa mạc nóng bức, khô cằn. Rắn là loài bò sát máu lạnh nên rất cần sức nóng của mặt trời để sinh tồn. Rắn đuôi chuông đứng vị trí đầu tiên trong danh sách các loài rắn nguy hiểm nhất tại Mỹ. Màu sắc và hoa văn trên cơ thể của loài rắn đuôi chuông giúp chúng hòa lẫn vào mặt cát trên vùng sa mạc. Khi bị quấy rầy, hầu hết rắn đuôi chuông đều co rút cơ thể lại.

Màu sắc và hoa văn trên cơ thể của loài rắn đuôi chuông giúp chúng hòa lẫn vào mặt cát trên vùng sa mạc

Một loài vật khác sống trên sa mạc nữa là loài rùa sa mạc. Chúng sống phần lớn ở bên dưới mặt đất để bảo vệ mình trước nhiệt độ khắc nghiệt. Giống như lạc đà, rùa sa mạc có thể tồn tại trong một thời gian dài mà không cần uống nước. Chúng có thể sống sót trong một năm mà chẳng cần uống một giọt nước nào.

Rùa sa mạc có thể tồn tại trong một thời gian dài mà không cần uống nước

Trên trái đất có những vùng khí hậu thật khắc nghiệt, tưởng chừng như không sinh vật nào có thể sinh sống được. Nhưng trên thực tế, sự sống ở những nơi như vậy vẫn tồn tại bởi vì các loài vật đã thích ứng rất tốt với điều kiện khắc nghiệt. Chúng thật sự là những con vật thú vị và kỳ lạ.

Minh Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *