Bên bờ hạnh phúc

Một loài ếch độc với kích thước bằng móng tay mới đây đã được tìm thấy trong rừng nhiệt đới Panama.

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian, Đại học Autonoma de Chiriquí và Đại học Andes mới đây đã phát hiện ra một loài ếch độc tại khu rừng ở Panama.

Qua xác định ADN, các chuyên gia khẳng định đây là một loài ếch mới chưa từng được đề cập. Chúng có tên khoa học là Andinobates geminisae với kích thước khoảng 1,27cm, tương đương với móng tay con người. 

Loài ếch mới này còn được gọi là Geminis Vargas – đặt theo tên người vợ của nhà hảo tâm tài trợ miễn phí cho cuộc nghiên cứu – Marcos Ponce.

Những kiểm tra bước đầu cho thấy loài ếch này có bề ngoài rất giống “ếch dâu tây” bởi màu đỏ cam bao phủ toàn thân. Nhiều khả năng, loài này từng được phát hiện song bị nhầm tưởng với đồng loại của chúng.

Theo giáo sư Andrew Crawford – đồng tác giả nghiên cứu, đây có thể là một chiến thuật tiến hóa có tên “Müllerian mimicry”. Theo đó, khi hai loài cùng có độc nhưng mức độ khác nhau thì việc chúng có cùng màu sắc sẽ giúp tăng khả năng khiến kẻ thù không dám tới gần vì nhầm lẫn.

Ếch Andinobates geminisae cũng có độc như các loài lưỡng cư sặc sỡ khác, song mức độ nguy hiểm của chất độc còn chưa được xác định cụ thể.

Ngoài ra, giống như các loài ếch độc khác, Andinobates geminisae cũng có tập tính đem giấu con. Cụ thể, sau khi nòng nọc nở, ếch bố mẹ sẽ cõng con mình trên lưng và thả vào những vũng nước nhỏ trên lá cho tới khi cá thể nòng nọc trưởng thành và biến đổi.

Tuy nhiên, điều đáng ngại là hiện nay ếch Andinobates geminisae đang sống trong khu vực bị đe dọa nghiêm trọng. Theo các chuyên gia, vùng sinh sống của chúng khá nhỏ hẹp nên số lượng cá thể ít. 

Đồng thời, chúng cũng phải đối mặt với kẻ thù tự nhiên là nấm độc chytrid hay những kẻ săn tìm động vật để sưu tầm và nạn phá rừng.

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Zootaxa. 

Theo kenh14

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *