Bên bờ hạnh phúc

Cuộc chiến giữa kẻ săn mồi và con mồi nghe thật đơn giản nhưng chiến trường diễn ra rất khốc liệt. Các cuộc chiến luôn thay đổi và chỉ một hành động diễn ra cực nhanh cũng có thể để lại những ảnh hưởng rất lớn. Những thay đổi sẽ tạo ra thế cân bằng trong thế giới tự nhiên và quyết định những cá thể nào sẽ sinh tồn.

Những thành phố đông đúc luôn được xem là nơi cấm kỵ của các loài vật hoang dã. Thế nhưng, đô thị lại là nơi có nguồn thức ăn dồi dào. Thức ăn mà chúng ta bỏ đi thường được tập trung ở các bãi rác. Vì thế, các thành phố nhộn nhịp càng trở nên rộn ràng hơn với chiến trường của các loài vật.

Ở một bãi rác gần thành phố London, Anh, vị vua ở đây là loài cáo đỏ. Vào mùa đông, nguồn thức ăn ở các vùng quê rất khan hiếm. Khi sinh sống xung quanh bãi rác, chúng sẽ tránh được cái lạnh của mùa đông và có nguồn thức ăn được cung cấp mỗi ngày. Mặc dù sinh sống giữa bãi rác nhưng chúng vẫn phát triển khỏe mạnh và có cuộc sống thật thoải mái.

Loài cáo đỏ thường tìm đến các bãi rác trong thành phố để tìm kiếm nguồn thức ăn

Ở những bãi rác, loài cáo đỏ vừa phải nhanh chóng giành phần thức ăn với những con chim mòng biển, vừa phải tránh bị chôn vùi khi những xe rác đổ về. Hơn một nửa số cáo con sinh sống ở các thành phố đều chết trước khi được 1 tuổi. Thức ăn ở đây không đủ để chúng chia sẻ, vì thế, vùng chiến này càng trở nên khốc liệt hơn. Thậm chí, những con cùng đàn cũng bắt đầu cấu xé nhau.

Bangkok, Thái lan là một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới. Loài tắc kè mang tên Tokek – một trong những chủng loài thằn lằn ăn đêm, viếng thành phố Bangkok rất đều đặn. Loài tắc kè này có đôi mắt khổng lồ để nhìn thấy mọi vật dưới ánh trăng, sao. Mục tiêu săn mồi của nó là côn trùng và những loài vật nhỏ bé khác.

Loài tắc kè Tokek là một trong những loài thằn lằn ăn đêm

Khi các bóng đèn điện trong thành phố Bangkok tắt đi xem như tắt kè cũng mất đi sự trợ giúp. Đôi mắt của tắt kè có màng che giúp con ngươi tránh được ánh sáng lóe của bóng đèn.

Loài tắc kè này có đôi mắt rất to và có màng che

Loài bướm đêm cũng kéo về đây rất đông và chúng thích bay quanh những bóng đèn điện bởi lầm tưởng đó là ánh trăng tròn. Những con bướm đêm này cũng sẽ trở thành con mồi cho tắc kè nếu chúng bất cẩn bay quá gần những bức tường – nơi tắc kè phục kích sẵn.

Bướm đêm

NewYork là ngôi nhà của hơn 8 triệu dân và cũng là nhà của những con chim bồ câu. Chim bồ câu luôn biết tận hưởng cuộc sống đô thị. Người dân thành phố rất thích cho chúng ăn. Chim bồ câu cũng thích tụ hội về công viên trung tâm bởi nơi đây có nhiều cây xanh và dòng nước trong mát.

Chim bồ câu thích tụ hội về công viên trung tâm bởi nơi đây có nhiều cây xanh và dòng nước mát

Tuy nhiên, trong thành phố NewYork còn có loài vật rất đáng chú ý khác, đó là chim ưng Peregin. Chúng quyết định chọn New York làm nhà vì nơi đây có nhiều thức ăn, đặc biệt là những con bồ câu. Đôi mắt của chim ưng lúc nào cũng dõi theo từng cử động của những con bồ câu.

Đôi mắt của chim ưng Peregin lúc nào cũng quan sát từng cử động của con mồi

Chính những tòa nhà cao tầng đã giúp chim ưng thống trị vùng chiến đô thị này. Từ trên cao, chim ưng có thể dễ dàng quan sát con mồi. Thế nhưng, giống như chim bồ câu, chim ưng luôn phải đối phó với nhiều sự thay đổi của cuộc sống đô thị. Các tòa nhà cao tầng hiện đại được bao bọc bằng kiếng nên khiến những con chim thiếu kinh nghiệm dễ dàng bị đâm sầm vào.

Khi xác định được mục tiêu, chim ưng tấn công con mồi rất nhanh và chính xác

Giao thông đô thị trở thành một vật cản trong quá trình săn mồi của chim ưng. Mỗi khi xác định được mục tiêu, chim ưng dễ dàng bị quấy nhiễu bởi còi xe inh ỏi. Có vẻ như lúc này chiến trường luôn ủng hộ cho chim bồ câu. Vì thế, chim ưng dậy từ sáng sớm và bắt đầu hoạt động trước khi giờ cao điểm sắp đến.

Thành cổ Jaipur, nằm ở Tây Bắc Ấn Độ, là thành phố có mức sống không cao. Người ta xây dựng nhiều tường thành bằng đất xung quanh thành phố khiến nơi này trở thành nơi trú ngụ thật lý tưởng cho loài khỉ hanuman langur.

Jaipur là nơi trú ngụ thật lý tưởng cho khỉ Hunuman lunger

Đối với loài khỉ này, con người là láng giềng, là người bạn thân thiết. Trong hơn 40 năm qua, Jaipur là thành phố của khoảng 2 triệu dân nhưng số lượng khỉ sinh sống ở đây còn gấp đôi dân số thành phố.

Đối với loài khỉ này, con người là láng giềng, là người bạn thân thiết

Chúng thích sống tại thành phố này vì nguồn thức ăn ở đây rất dồi dào. Các loại nông sản, như ớt chẳng hạn, được phơi khô trước khi được mang ra chợ bán. Một vài loại trong số đó là món khoái khẩu của khỉ. Mặc dù được xem là những con vật dễ thương nhưng chúng luôn quấy rối người dân địa phương. Thách thức của những chú khỉ là làm thế nào ăn thật nhanh, thật no trước khi con người xuất hiện và tìm cách xua đuổi chúng.

Minh Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *