Bên bờ hạnh phúc

Bạch tuộc đốm xanh có tên khoa học là Hapalochlaena lunulata, được xếp vào một trong những loài vật có nọc độc khủng khiếp nhất thế giới.

Loài bạch tuộc đốm xanh này được tìm thấy tại vùng triều san hô chết và các rạn san hô ven bờ ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

Loài bạch tuộc độc này chỉ dài tối đa khoảng 20 cm, nhưng nọc độc của nó đủ để gây chết người và không có chất nào chống được nọc độc khi đã ngấm vào máu.

Vết cắn của bạch tuộc đốm xanh thường không đau, khá nhỏ. Thường thì nạn nhân không hề biết bị cắn. Chính điều này gây nhiều khó khăn trong việc cứu chữa kịp thời.

Bạch tuộc đốm xanh có chứa độc tố tetrodotoxin cực độc trong tuyến nước bọt, nếu ai vô tình bị nó cắn thì sẽ tắt thở chỉ trong vòng 2 phút. Ban đầu nạn nhân có thể buồn nôn, mù mắt, tê liệt và tim ngừng đập ngay sau đó.

Loài bạch tuộc đốm xanh này không chủ động tấn công người mà chỉ là hình thức tự vệ theo bản năng khi bị đe dọa, chúng chỉ tấn công để bắt những con cua, con tôm, con ốc… làm mồi. Một con mực trưởng thành (chiều dài khoảng 140 – 150mm, nặng 20 -30g) có một lượng độc tố khoảng 300mg đủ giết chết 10 người có trọng lượng 75kg (Sutherland, 1983).

Chất độc trong bạch tuộc có maculotoxin và tetrodotoxin có thể tồn tại ở nhiệt độ cao khi đã đun nấu hoặc sau khi chết.

Theo kienthuc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *