Vào thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5 hàng năm không khí Nhật Bản thêm phần rực rỡ nhộn nhịp với hình ảnh của những lá cờ cá chép được giăng đầy khắp các con phố. Hoạt động này dùng để hưởng ứng cho ngày lễ trẻ em (Kodomo No Hi) mùng 05 tháng 05 Dương Lịch hàng năm. Và đây cũng là một phần của Tuần Lễ Vàng ở Nhật Bản.

Loại cờ này được tạo ra bởi những mẫu cá chép vẽ trên giấy và trang trí màu sắc sặc sỡ, chất liệu bằng vải hoặc những loại sợi không dệt khác.

Ngày hội cá chép bắt nguồn từ ngày Tết Đoan Ngọ của một số quốc gia Á Đông như ở Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc (mùng 05 tháng 05 Âm Lịch) nhưng từ khi Nhật Bản chuyển sang dùng lịch dương thì ngày lễ cũng chuyển sang ngày dương. Nhưng khung cảnh khắp nơi tại Nhật Bản đầy hình ảnh những koinobori trên bầu trời từ tháng 4 đến đầu tháng 5. Hình ảnh koinobori treo đứng trên sào ở trước nhà những người dân tượng trưng cho hình ảnh "cá vượt vũ môn", bơi ngược dòng thác, được cho là loài cá xuất thế, làm biểu tượng cầu mong cho những đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên có thể tự thân lập nghiệp, thành công trên đường đời. Việc treo cờ mang ý nghĩa như một nghi thức chúc phúc những bé trai và gửi gắm hy vọng rằng chúng sẽ trưởng thành khoẻ mạnh. Các gia đình Nhật Bản ở đô thị không có sân vườn treo cờ lớn có thể treo trên ban công hoặc cửa sổ.Cờ cá chép thông thường trên cùng là 1 dải cờ tua dua nhiều màu sắc và bên dưới là 3 cá chép.

Cờ tua dua Fuki-nagashi thường có 5 màu: Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng, Đen tượng trưng cho Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy trong thuyết Ngũ Hành Âm Dương. Ngoài ra còn tượng trưng cho Ngũ Thường là Lễ, Nhân, Nghĩa, Trí, Tín hay như Ngũ Phương (5 phương hướng), Ngũ Quan (5 giác quan) v.v…

Còn cờ cá chép thường có 3 màu là Đen, Đỏ và Xanh.

Màu đen mang lại cảm giác an toàn, vững chắc như Trụ cột gia đình Daikoku-bashira (Đại Hắc Trụ), tức là tượng trưng cho Bố. Màu đỏ đem lại cảm giác ấm áp, như người mẹ chăm con, bao bọc gia đình, tức là tượng trung cho Mẹ. Còn màu xanh như trồi non mỗi ngày khôn lớn, tượng trưng cho Con cái. Ba con cá chép như biểu tượng của một gia đình ấm áp, hòa thuận.

Đi cùng trong những ngày này là món bánh Kashiwa-mochi quen thuộc với ý nghĩa vô cùng đặc biệt gắn liền với đặc trưng của cây Kashiwa. Lá xanh đâm chồi thì thì giá mới chịu rụng, điều đó liên tưởng đến tâm niệm vì thế hệ trẻ, khi chưa có con cái thì bố mẹ chưa thể chết được.

Đây là một trong những món bánh truyền thống nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc không chỉ ngon mắt, ngon miệng mà còn đầy thiêng liêng với người dân bản xứ.
Tồn tại trong suốt một thời gian dài gắn liền với văn hóa truyền thống Nhật Bản và với ý nghĩa biểu trưng này, hình ảnh những chú cá chép bay phất phới trên bầu trời sẽ còn xuất hiện mãi trong dịp lễ đặc biệt hàng năm

Theo nuocnhat.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *