Bên bờ hạnh phúc

Thành phố Avignon tạo lạc ở miền Nam nước Pháp hướng mặt xuống dòng sông Rhône xinh đẹp. Cách đây 700 năm, Avignon phát triển hưng thịnh với vai trò là trung tâm của đạo Thiên chúa trên thế giới.

Cây cầu bắt qua sông Rhône

Từ thời Trung cổ, người dân Avignon đã ý thức được tầm quan trọng của việc phải bắc cây cầu qua sông Rhône, tuy nhiên, việc xây dựng cầu gặp không ít khó khăn do những cơn lũ không ngừng cuồng nộ. Vào thời đó, rất nhiều tín đồ Thiên chúa đã đi qua sông Rhône trên những cây cầu để đến thành phố Avignon. Ngày nay, nó là di tích lịch sử của thành phố.

Trên đỉnh đồi thấp thuộc khu vực trung tâm thành phố là sự hiện diện của nhà thờ lớn Notre Dame des Doms. Nhà thờ hiện vẫn còn lưu giữ chiếc ghế của Giáo hoàng được đặc ở một vị trí khá trang nghiêm.

Dòng sông Rhône hiền hòa

Vào đầu thế kỷ XIV, Avignon trở thành nơi cư ngụ của những Giáo hoàng không được Giáo hội công nhận. Sự việc bắt đầu vào năm 1309, Giáo hoàng Clement đệ ngũ đã đến Avignon của Vương quốc Pháp sau khi trốn khỏi La Mã. Giáo hoàng Clement đệ ngũ dựa vào sức ảnh hưởng lớn của Giáo hội ở châu Âu lúc bấy giờ để chi phối Avignon. Xét về mặt nào đó, ông trở thành tù nhân của Avignon.

Ngay bên cạnh nhà thờ lớn của thành phố Avignon là công trình kiến trúc khổng lồ gắn liền với đời sống sinh hoạt của Giáo hoàng, đó là cung điện Giáo hoàng. Để bảo vệ các Giáo hoàng cư ngụ trong cung điện. Tòa nhà được bao bộc bởi bức tường thành cao hơn 50 mét. Trên đỉnh tường thành, người ta xây dựng các tháp canh và cả bẫy đá. Những chỗ lõm vào trên vách tường là nơi để đổ nước sôi tấn công kẻ thù xâm lược đột nhập vào cung điện. Cung điện Giáo hoàng rộng 15 ngàn mét vuông bao gồm nhiều cơ quan, tòa án, những căn phòng của kỵ sĩ, các cơ quan then chốt và thánh đường.

Nhà thờ lớn Notre Dame des Doms qua một tác phẩm hội họa

Dân số hiện nay của Avignon tăng gắp 5 lần so với thời kỳ thành phố được đặc dưới sự cai trị của các Giáo hoàng. Không lâu sau, Avignon trở thành một phần lãnh thổ của nước Pháp sau khi Giáo hoàng trao trả quyền cai quản vùng đất này lại cho Pháp và quay về La Mã.

Avignon tồn tại với vai trò là vùng đất của Thiên chúa giáo chỉ trong vòng 70 năm. Đến năm 1377, Giáo hoàng Gregory 11 quay về La Mã và thành phố Avignon trở lại là thành phố trung tâm của miền Nam nước Pháp như hiện nay, chấm dứt vai trò trung tâm tôn giáo của nó.

Thanh Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *