Bên bờ hạnh phúc

Khi nhắc đến đất nước Thụy Điển, hầu như mọi người đều biết đến Alfred Nobel – biểu tượng của tinh thần khoa học và cũng là niềm tự hào của người dân Thụy Điển. Thị trấn Karlskoga, thuộc thành phố Karlstad, tỉnh Varmland chính là nơi ông Nobel đã từng dừng chân khi còn sống.

Thành phố Karlstad

Cuộc đời ông Nobel là những câu chuyện truyền kỳ lý thú. Cha ông là Immanuel Nobel, người đã phát minh ra công nghệ ép gỗ hiện đại và thủy lôi. Dưới sự ảnh hưởng từ cha, cả tuổi thơ của ông Nobel đã được làm quen với những cuộc thí nghiệm. Năm 1863, Nobel cùng cha và em trai nghiên cứu chế tạo ra thuốc nổ. Do vụ nổ bất ngờ xảy ra, cả công xưởng đã bị hủy hoại và người em trai của ông đã bất hạnh qua đời trong vụ nổ này.

Alfred Nobel đã ở Paris 23 năm, ở San Remo Italia 6 năm và ở thị trấn Karlskoga Thụy Điển 3 năm. Cả cuộc đời bôn ba khắp nơi nhưng cuối cùng, ông Nobel vẫn không cưới vợ nên ông được mệnh danh là “Nhà triệu phú lang thang” của thế giới.

Trong ngôi nhà Nobel ở thành phố Karlstad còn trưng bày đủ các hiện vật, bằng khen về những phát minh của ông và cả huy chương giải thưởng Nobel. Trên bãi sân cỏ trước ngôi nhà, người ta còn dựng nên một bức tượng đồng Nobel như một lời tri ân để người đời sau mãi nhớ đến một nhà phát minh vĩ đại.

Sola là hình tượng đón chào du khách khi đến thăm thành phố Karlstad

Ở Thụy Điển, Karlstad được mệnh danh là thành phố của ánh mặt trời. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên tên gọi đó là vào thế kỷ XVII, có một cô gái tên là Sô-la, có nghĩa là mặt trời. Khi đó, Sô-la lòa nhân viên phục vụ của nhà hàng The Bishos Arms. Cô ấy luôn phục vụ chu đáo bằng tất cả lòng nhiệt tình và nụ cười vui tươi nên được tất cả khách hàng yêu mến và từ đó, mọi người đã chọn Sô-la làm hình tượng đón chào du khách khi đến thăm thành phố Karlstad.

Mỗi năm, cứ vào khoảng từ ngày 22/6, người dân Thụy Điển lại háo hức chuẩn bị chào đón lễ hội giữa hè truyền thống của đất nước. Thụy Điển là quốc gia nằm gần vùng Bắc cực nên vào mùa đông hầu như không thể nhìn thấy ánh mặt trời. Vì thế, ánh nắng chói chang của mùa hè luôn đem đến nguồn sống mãnh liệt cho người dân Thụy Điển. Một mùa hè tràn ngập hoa tươi chính là những ngày tháng vui nhất trong năm.

Vào ngày lễ hội, những cô gái trẻ còn độc thân sẽ ra ngoài hái 9 đóa hoa khác nhau mang về nhà và để dưới gối nằm. Trong lúc làm việc này, các cô không được nói chuyện với ai. Đến tối khi nằm ngủ, các cô sẽ được mơ thấy người chồng tương lai của mình.

Một nguyên nhân khác khiến Karlstad được mệnh danh thành phố mặt trời là vì thành phố này luôn tràn ngập trong ánh sáng mặt trời. Do điều kiện tự nhiên đặc trưng này mà Karlstad được xem là chiếc nôi nuôi dưỡng và phát triển những làng nghề thủ công chất lượng vượt trội, trong đó bao gồm cả thương hiệu cà phê Lila mà người Thụy Điển rất thích.

Thụy Điển là đất nước đứng thứ 2 trên thế giới về lượng tiêu thụ cà phê trên bình quân đầu người. Ở Karlstad có một nhãn hiệu cà phê đã nổi tiếng 100 năm qua, đó chính là nhãn hiệu cà phê Lofbergs Lila.

Nhãn hiệu cà phê Lofbergs Lila nổi tiếng với bao bì màu tím

Nhãn hiệu cà phê Lofbergs Lila ra đời vào năm 1906 do 3 anh em nhà Lofbergs cùng sáng lập. Được đóng gói bằng bao bì màu tím là sản phẩm hảo hạng của Lila. Lila có nghĩa là màu tím.

Những hạt cà phê Lila được rang bằng một phương pháp đặc thù nên hương vị rất đậm đà, vị đắng thích hợp đã làm nên một thương hiệu cà phê Lila màu tím thượng hạng mà giới hoàng gia Thụy Điển vô cùng ưa chuộng, đồng thời cũng là nhãn hiệu cà phê tiêu thụ lớn nhất ở Bắc Mỹ.

Dòng sông Klaralven quanh co uốn khúc đã đem đến sức sống cho vùng đất phía Tây Thụy Điển và là cái nôi hình thành nên thành phố Karlstad. Đôi bờ dòng sông Klaralven trải dài những hàng cây thông rợp bóng. Vào mùa hè, du khách thích được đến đây để được đi bè gỗ thả trôi trên dòng nước Klaralven êm đềm, yên ả và thưởng thức phong cảnh tự nhiên. Con sông này được bắt nguồn từ Na Uy và chảy thông đến hồ Vanern lớn nhất Bắc Âu.

Dòng sông Klaralven quanh co uốn khúc

Món ăn tôm hùm có từ thế kỷ XIX, tức vào khoảng năm 1850. Giới quý tộc thượng lưu Thụy Điển thời đó bắt đầu được thưởng thức vị ngon của tôm hùm. Về sau, món ăn này nhanh chóng được lưu truyền đến giai cấp trung lưu và ngày càng trở nên nổi tiếng vì tất cả mọi người sau khi thưởng thức tôm hùm đều cảm thấy thích thú. Dần dần, phong cách ăn tôm hùm ở Thụy Điển có truyền thống riêng : thích đội nón bằng giấy, ăn bằng tay và cùng nhau hát vang khi ăn tôm hùm. Mùi vị thơm ngon của tôm hùm đã mang đến cho chuyến hành trình viếng tham thành phố Karlstad thêm ấn tượng khó quên.

Mùi vị thơm ngon của tôm hùm đã mang đến cho chuyến hành trình viếng tham thành phố Karlstad thêm ấn tượng khó quên

Gia Nữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *