Bên bờ hạnh phúc

Lệ Giang là một xứ sở thật lý tưởng, nằm dưới chân núi Ngọc Long tuyết phủ quanh năm. Tại thành phố Lệ Giang cổ đại, những ngôi nhà mang phong cách Nạp Tây nằm trong các con hẻm nhỏ, ngoằn ngoèo giống như một mê cung bao bọc trong sự tĩnh lặng thường được mô tả trong các bức tranh Trung Quốc.

Lệ Giang nằm dưới chân núi Ngọc Long tuyết phủ quanh năm

Lối sống truyền thống của người dân ở Lệ Giang vẫn đang diễn ra với nhịp độ thật nhẹ nhàng. Ở Lệ Giang, bạn có thể tản bộ trên các khu phố, ngắm nhìn hàng hóa được trưng bày trên các tủ kính hay chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ được bảo quản rất tốt. Từ đầu thế kỷ XIV cho đến thế kỷ XIX, Lệ Giang rất nổi tiếng trên cao nguyên Quý Châu. Lệ Giang là nơi sinh sống của các dân tộc Tây Tạng, Bạch và Hán.

Thành cổ Lệ Giang nhìn từ trên cao

Phố Tứ Phương là trung tâm của thành cổ Lệ Giang và cũng được xem như trung tâm của các con đường thông thương cổ đại. Thành cổ này được bao quanh bởi các ngọn núi tuyết phủ. Chính các yếu tố địa lý đã khiến cho việc thông thương ở đây vào thời xa xưa chỉ được thực hiện bởi những đoàn người đi buôn trên lưng ngựa. Tuy nhiên, những đoàn người đi buôn từ Tây Tạng chỉ đến Lệ Giang mà không thể đi xa hơn vì rào cản ngôn ngữ, thói quen sống và sự khác nhau về thời tiết.

Cổng vào thành cổ

Người Nạp Tây sinh sống ở Lệ Giang có thể giao tiếp với cả thương gia người Hán và Tây Tạng. Vì thế mà Lệ Giang trở thành một trung tâm phân phối hàng hóa và khu phố Tứ Phương cũng được hình thành từ đó.

Sự thịnh vượng của Lệ Giang có thể được đánh dấu bằng những ngày hoang kim của các đoàn người đi buôn xa xưa. Các hoạt động kinh doanh từ xưa vẫn còn lưu dấu.

Tại trung tâm của phố Tứ Phương là nơi duyệt binh rộng 400met vuông. Trong quá khứ, nó đóng vai trò như một khu chợ. Từ giữa thế kỷ XIV, nhiều thương gia đã tập hợp về đây để trao đổi và mua bán hàng hóa. Chính vì thế, văn hóa của các nhóm dân tộc khác nhau đã có dịp tương tác với nền văn hóa địa phương. Phố Tứ Phương được lát đá nhiều màu và thường xuyên được lau rửa bằng nước sạch nên mùa mưa không lầy lội và mùa khô không có bụi bặm.

Những con đường trong thành cổ Lệ Giang

Đô thị cổ Lệ Giang thường được biết đến dưới tên gọi Đại Nghiên cổ trấn. Những con đường của các đoàn người đi buôn bằng ngựa đã được định hình vào thế kỷ thứ VII để tạo ra sự thuận tiện cho việc thông thương giữa Tứ Xuyên, Vân Nam và Tây Tạng. Vào giữa thế kỷ thứ X và thế kỷ XIV, Đại Nghiên cổ trấn nằm giữa Vân Nam và Tây Tạng đã là con đường thông thương rất thịnh vượng.

Ngựa, lông thú, xạ hương, nấm từ Tây Tạng; trà, đường, vải sợi, các loại mì từ Tứ Xuyên và Vân Nam được vận chuyển dọc theo con đường này. Phương tiện vận chuyển của họ là ngựa bởi chúng có thể vượt qua những ngọn núi cao và có sức khỏe tốt. Những con đường ngoằn ngoèo xuyên qua các dãy núi và các khu rừng rất nguy hiểm bởi có thú dữ và bọn cướp. Giống ngựa Vân Nam khá nhỏ nhưng có sức chịu đựng dẻo dai, thích hợp cho các chuyến hành trình dài và vất vả.

Lệ Giang về đêm

Minh Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *