Bên bờ hạnh phúc

Ở huyện Lâm Đồng, cách thành phố Tây An 30 km về phía Đông Nam có một khu lâm viên tên Hoa Thanh Trì nổi tiếng trong lịch sử. Với non xanh nước biếc, cảnh sắc mê hoặc lòng người, Hoa Thanh Trì là thắng cảnh du lịch nghỉ mát thu hút nhiều người.

Cổng vào Hoa Thanh Trì

Từ xưa đến nay, có người cho rằng, Hoa Thanh Trì chính là lâm viên hoàng gia Hoa Thanh Cung được xây dựng vào đời Đường ghi chép trong sách sử. Nhưng thật ra, Hoa Thanh Trì mang đậm phong cách kiến trúc vườn cây cảnh giang nam đời Thanh.

Công trình kiến trúc đời Đường khác với đời Minh-Thanh. Nó rất đơn giản nhưng khí thế hào hùng. Cấu kiện xây dựng đơn giản, sử dụng 2 màu đỏ và màu trắng là chính.

Theo ghi chép Tân Đường thư, Hoa Thanh Cung được xây dựng vào năm 747, bố cục chặt chẽ, xây dựng dựa vào núi, cung điện trải dọc xung quanh núi. Diện tích của Hoa Thanh Cung lớn gấp 6 lần hoàng cung Tử Cấm Thành đời Thanh.

Hoa Thanh Cung được xây dựng dựa lưng vào núi

Tháng 4 năm 1982, trong một lần tu sửa, đội thi công công viên tình cờ phát hiện một đoạn tường kiến trúc năm xưa sót lại và những phiến đá ngọc thạch màu đen lốm đốm cặn vôi. Nhìn kết cấu sau khi thanh lý giống nhưng hồ nước tắm rửa chuyên dùng của người xưa.
Sau khi khai quật khảo cổ, một lượng lớn di tích kiến trúc và nguyên liệu xây dựng lần lượt xuất hiện, toàn bộ quần thể kiến trúc to lớn dần hiện ra. Thông qua giám định những miếng gạch vuông hoa văn hình hoa sen, ống dẫn nước bằng gốm và mũi ngói hình hoa sen, các chuyên gia khảo cổ xác định nơi đây chính là di chỉ cũ của Hoa Thanh Cung đời Đường.

Địa chỉ cũ khai quật khảo cổ năm xưa, ngày nay đã trở thành Viện bào tàng bể tắm nước nóng cổ Hoa Thanh Cung. Phong cách kiến trúc của viện bảo tàng mô phỏng kiến trúc đời Đường.

Hoa Thanh Trì ngày nay trở thành Viện bào tàng bể tắm nước nóng cổ Hoa Thanh Cung.

Bước vào cung điện mộc mạc cổ xưa, khí thế hào hùng, du khách sẽ cảm nhận được phong độ hào hoa của kiến trúc thời thịnh Đường. Từ những thiết kế phương tiện tắm gội tinh xảo này, việc xây dựng lâm viên Hoa Thanh Cung đời Đường có liên quan đến ngọn Li Sơn và suối nước nóng Hoa Thanh Trì.

Li Sơn là ngọn núi chơi vơi nằm ở vùng đồng bằng tỉnh Thiểm Tây. Người xưa dùng tuấn mã để hình dung đỉnh núi màu xanh thẳm này. Vào thời Trung Quốc cổ, li dùng để chỉ con tuấn mã màu đen nên từ đó có tên Li Sơn. Từ xưa đến nay, nơi đây bao trùm màu sắc truyền kỳ và lãng mạn, trở thành nơi người xưa diễn dịch thần thoại truyền thuyết.

Dòng suối nước nóng dưới chân núi Li Sơn luôn duy trì ở nhiệt độ 43 độ C. Suối nước nóng Li Sơn hình thành khoảng 3 triệu năm trước, nước suối trong vắt, mỗi giờ suối chảy ra khoảng 113 tấn nước. Phân tích khoa học hiện đại chứng minh, trong nước suối hàm chứa khoáng chất phong phú và nguyên tố vi lượng rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng điều trị bệnh tật.

Do suối nước nóng Li Sơn có công hiệu giải trừ mệt mỏi và bệnh tật nên từ đời Chu, hoàng đế các triều đại đã xây dựng rất nhiều cung điện ở ngoại thành. Đặc biệt đến đời Hán, Hán Vũ Đế đã đưa suối nước nóng vào lâm uyển hoàng cung để quản lý. Nơi đây trở thành khu vực điều dưỡng dành riêng cho hoàng đế.

Đường là thời kì thịnh vượng nhất trong các vương triều phong kiến Trung Quốc. Các nhà sử học gọi thời kỳ này là thời kỳ Thịnh Đường.

Đường Thái Tông là người yêu thích suối nước nóng Li Sơn hơn cả hoàng đế của các triều đại trước. Hoàng đế Đường Thái Tông là hoàng đế trên lưng ngựa và bị bệnh thấp khớp mãn tính. Ông đã đến Hoa Thanh Cung ngâm trong suối nước nóng.

Hồ tắm của các quan đại thần
Hồ ngâm chân dành cho các quan có địa vị thấp hơn

Ở nơi đây, Đường Thái Tông đã xây dựng cung suối nước nóng. Khi cung điện hoàn tất, ông thống lĩnh bá quan văn võ đến tắm gội. Nhìn thấy cung điện huy hoàng, nước suối chảy róc rách, Đường Thái Tông lập tức viết bài Ôn Tuyền Minh, đồng thời hạ lệnh mang bài văn khắc trên bia đá và đặt phía trước cung điện. Ôn Tuyền Minh là lời ca ngợi suối nước nóng, vẻ đẹp cảnh sắc xung quanh suối nước nóng của Đường Thái Tông.

Ngày nay, trong Viện bảo tàng suối nước nóng, du khách vẫn có thể nhìn thấy hồ nước cực lớn Đường Thái Tông xây dựng cho riêng mình.

Hồ Tinh Chấn

Ông đặt tên cho hồ nước là Hồ Tinh Chấn. Hồ Tinh Chấn được thiết kế xây dựng dựa theo quan niệm bầu trời tinh tượng. Người xưa tin rằng, hoàng đế là con trời, là chúa tể hạ giới. Vị trí và hiện tượng đổi ngôi của sao trời phản ánh sự thay đổi quyền lực vua chúa. Vì thế, Hồ Tinh Chấn được xây dựng theo hình dáng thất đẩu bát tinh mãi không sa xuống, cầu xin trời cao phù hộ và bảo vệ ngôi vị hoàng đế truyền lại vạn đời .

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *